Dịch bệnh truyền nhiễm đang có nguy cơ bùng phát. (Ảnh minh họa) |
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết… chiều 10/10, tại Viện Pasteur TPHCM đã diễn ra hội nghị tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam năm 2018.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lí Khám chữa bệnh, từ đầu năm, Bộ Y tế đã có kế hoạch triển khai phòng chống dịch và công tác khám chữa bệnh khi dịch xảy ra.
Đứng trước tình hình này, Bộ cũng như Cục Quản lí khám chữa bệnh đã rất quyết liệt thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn, yêu cầu các BV tập trung hết sức khẩn trương trong việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo mức độ bệnh, phân luồng không để quá tải lên tuyến trên, đặc biệt nhất định không để lây nhiễm chéo những bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện.
“Tôi yêu cầu không để bệnh nhân sởi ngồi khám cạnh bệnh nhân tay chân miệng hoặc bệnh nhân sốt xuất huyết. Không phải bệnh nhân cứ nặng hay nhẹ cũng đều nhập viện vào BV tuyến cuối.
Điều này không chỉ gây quá tải bệnh viện mà còn gia tăng tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Bệnh nhân sởi có thể lây lan sang các bệnh nhân mắc bệnh khác và ngược lại, những bệnh nhân nặng như mắc viêm phổi kháng thuốc…hoàn toàn có thể lây ngược lại. Lúc đó, nguy cơ bệnh nhân tử vong là rất cao”, TS Khuê nói.
Cuộc họp diễn ra chiều ngày 10/10 tại viện Pasteur TPHCM |
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tính tới thời điểm hiện tại, cả nước ghi nhận hơn 61.800 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.
Riêng tại các tỉnh thành, theo bác sỹ Trần Minh Hòa, phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 8/10, địa phương này ghi nhận 2.880 ca tay chân miệng nhập viện, 5.480 ca ngoại trú.
Đặc biệt trong tháng 9, số ca bệnh liên tục tăng cao, lên đến 200 ca nội trú và 500 ca ngoại trú mỗi tuần. Cùng với bệnh tay chân miệng, bệnh sởi cũng có dấu hiệu gia tăng từ tháng 8 đến nay. Tính đến nay địa phương này ghi nhận 190 ca mắc sởi, trong đó xuất hiện các chùm ca bệnh với nhiều người cùng mắc.
Còn theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh này có 112 ca mắc sởi và hơn 3.000 ca bệnh tay chân miệng. Đây cũng là 1 trong 5 tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ có số ca bệnh tay chân miệng và sởi tăng cao trong thời gian gần đây. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 4.066 ca bệnh tay chân miệng nội trú và 21.322 ca điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó Thành phố cũng ghi nhận 132 ca mắc bệnh sởi.
XEM THÊM
Miền Nam: Tay chân miệng chưa qua, bệnh sởi đã tới
Số bệnh nhi mắc sởi tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước tại nhiều tỉnh ở khu vực phía Nam. Phần lớn, các ... |
Trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể tử vong trong vài giờ nếu có những biểu hiện này
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của con. Vì vậy, bố mẹ nên nắm ... |
Bác sĩ hướng dẫn nhận biết các cấp độ nguy hiểm và cách chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà
Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng có những biểu hiện nhẹ và vẫn tỉnh táo, bố mẹ có thể cân nhắc cho bé điều ... |
Không chỉ tay chân miệng, nhiều dịch bệnh khác cũng đang vào mùa
Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo về các dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, cúm mùa đang có xu hướng ... |
Kiêng nước, kiêng gió là sai lầm của các mẹ khi chữa bệnh sởi cho trẻ
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, khi con bị bệnh sởi, cần tránh cho con ra gió, kiêng nước để bệnh thuyên giảm. Nhưng các ... |
10 điều cần biết để không mất mạng vì bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc để ... |
Bộ Y tế bác tin virus tay chân miệng đã biến đổi gen nguy hiểm hơn
TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho hay thông tin virus gây bệnh tay chân miệng đã ... |