Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương nói gì khi bị ‘tố’ tắc trách khiến sản phụ tử vong?

Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương có văn bản giải trình sau khi bị gia đình bệnh nhân "tố" tắc trách khiến sản phụ 29 tuổi tử vong.
 
benh vien phu san nhi binh duong noi gi khi bi to tac trach khien san phu tu vong
Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương bị tố tắch trách gây nên cái chết cho sản phụ 29 tuổi.

Sản phụ tử vong, người nhà “tố” bệnh viện tắc trách

Ngày 26/5, anh Phạm Văn Tuý (33 tuổi, ngụ huyện Phú Giáo, Bình Dương) đã gửi đơn khiến nại, kêu cứu về trường hợp vợ của anh là chị Trần Thị Trang (29 tuổi, đang mang thai) tử vong sau khi nhập viện.

Theo anh Tuý trình bày, vào khoảng 15h ngày 18/5, thấy vợ mình bị sốt nhẹ nên anh đưa vào Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương (PSNBD).

Tại đây, các bác sĩ tiến hành kiểm tra và lấy máu xét nghiệm, siêu âm thai và kết quả chị Trang được chẩn đoán bị sốt xuất huyết. Bệnh viện yêu cầu gia đình đóng 6 triệu đồng tiền tạm ứng viện phí để làm thủ tục nhập viện và điều trị sốt xuất huyết cho đến lúc sinh.

"Khi đã nhập viện, tôi và người nhà hoàn toàn không được tiếp xúc với vợ. Đến khoảng 21h cùng ngày, tôi được bác sĩ gọi vào nhìn mặt và xác nhận vợ tôi đã sinh bé gái nặng 2,9kg.

Sau đó bác sĩ yêu cầu tôi ngồi chờ, tôi có hỏi sức khoẻ vợ tôi thế nào thì được nữ hộ sinh cho biết là bình thường và yêu cầu tôi ngồi đợi tiếp.

Đến 1h sáng 19/5, tôi được thông báo là vợ có nhiều dấu hiệu chảy máu âm ỉ và đã được chích thuốc cầm máu, tiến hành chuyển viện lên tuyến trên. Sau đó, nhiều lần tôi hỏi thì chỉ được thông báo là đang điều đồng xe cứu thương", anh Tuý kể lại.

Cũng theo anh Tuý, sau khi chờ bệnh viện điều xe cứu thương để chuyển vợ lên tuyến trên quá lâu, anh đã gọi đến số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế để hỏi và được hướng dẫn “Anh vào yêu cầu bệnh viện xác nhận khi nào có xe" và bệnh viện trả lời là đang phải hồi sức chưa chuyển viện được.

“Tôi thấy nhân viên bệnh viện liên tục gọi điện thoại để hỏi xe cứu thương nhưng mãi đến gần 4h sáng 19/5, xe cứu thương mới đến và và vợ tôi mới được chuyển lên bệnh viện Từ Dũ", anh Tuý thuật lại.

Anh Tuý cho biết thêm, sau khi được chuyển đến bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) tình trạng sản phụ Trang tiên lượng rất xấu. Các bác sĩ phải tiến hành mổ, cắt bỏ tử cung, buồng trứng (chỉ chừa lại buồng trứng bên phải).

Đến 15h chiều 19/5, chị Trang tử vong sau khi phẫu thuật và hồi sức tích cực. Nguyên nhân tử vong được các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ cho biết là do sản phụ Trang mất máu quá nhiều ở tuyến dưới dẫn đến sốc mất máu, nhiễm trùng gây suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu nặng.

Sau cái chết quá đường đột của vợ, anh Tuý bức xúc và thắc mắc rằng, tại sao Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương biết chị Trang bị sốt xuất huyết có dấu hiệu sinh, bệnh viện lại không cho mổ hoặc chuyển viện ngay mà giữ lại để sinh thường?

Trong khi đó, chị Trang được dự sinh là ngày 2/6 nhưng khi vào bệnh viện thì chị lại sinh liền. “Liệu bệnh viện có sử dụng chất kích đẻ không? Tại sao lại để vợ tôi mất máu quá nhiều, tại sao mãi mới có xe cứu thương chuyển viện?" anh Tuý nói.

Đáng chú ý, theo anh Tuý thì sau khi chị Trang qua đời, Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương đã thông qua một cá nhân làm việc ở quầy thuốc bệnh viện hỗ trợ gia đình anh 30 triệu đồng.

“Nguyên nhân vợ tôi mất máu quá nhiều là gì, có phải bệnh viện quá chủ quan theo dõi sản phụ sau khi sinh hay không?”, anh Tuý đặt câu hỏi.

benh vien phu san nhi binh duong noi gi khi bi to tac trach khien san phu tu vong
Một phần nội dung biên bản giải trình của BV Phụ sản Nhi Bình Dương gửi Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Ảnh: Văn Dũng

Bệnh viện nói gì?

Liên quan đến sự việc nói trên, Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương đã có văn bản giải trình gửi Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, cụ thể như sau:

Vào 16h30 chiều 18/5, tại phòng cấp cứu Bệnh viện Phụ sản Nhi Binh Dương có tiếp nhận thai phụ Trần Thị Trang (SN 1988, ngụ xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) trong tình trạng sốt, đau bụng sinh.

Khai thác bệnh sử, chị Trang có thai 3 lần, thai kỳ diễn tiến bình thường, có đi khám thai ở Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) 6 lần nhưng không mang theo hô sơ khám thai đến Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương và nhập viện trong tình trạng cấp cứu do sốt cao, đã có dấu hiệu chuyển dạ sinh.

Trong thời gian ngắn qua khám lâm sàng và xét nghiệm ban đầu, kíp trực chẩn đoán: Thai lần 3; 38,5 tuần; thuận; chuyển dạ trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ngày 1.

Bác sĩ trực cũng tìm nguyên nhân sốt do nhiễm trùng nhưng chưa thấy, nhưng dù sốt do nguyên nhân gì thì với tình trạng sản phụ đang vào chuyển dạ hoạt động cũng phải theo dõi cho sinh.

Cụ thể, chị Trang chuyển dạ rất nhanh, thời gian từ lúc vào viện cho đến lúc sinh chỉ 4 giờ 10 phút. Sau sinh hơn 3 giờ, trong lúc còn theo dõi tại phòng sinh, chị Trang trở nặng với biểu hiện rối loạn, đông máu vì có bệnh nội nhiễm kèm theo.

"Thông thường nếu bệnh nhân bị băng huyết sau sinh do nguyên nhân sản khoa thì chúng tôi đã xử lý tại chỗ vì bệnh viện có khả năng phẫu thuật và ngân hàng máu, nhưng với DIC (đông máu rải rác trong lòng mạch - PV), chúng tôi quyết định chuyển viện vì cần điều trị huyết học chuyên sâu lẫn điều trị nguyên nhân gây sốt.

Nếu là sốt xuất huyết Dengue mà trở nặng vào ngày 1 thì hiếm gặp, nghi ngờ những ngày trước bệnh nhân có sốt nhẹ nên không để ý," văn bản của Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương nêu rõ.

Cũng theo văn bản này, thời gian chuyển viện, bệnh viện không chuyển viện ngay khi sản phụ nhập viện vì sản phụ đã vào chuyển dạ trong khi khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm lúc đó chưa thấy dấu hiệu bất ổn.

Sau sinh, bắt buộc phải theo dõi chặt chẽ hậu sản. Lúc đầu tuy còn sốt nhưng các dấu hiệu khác ổn định. Sau hơn 3 giờ, chị Trang mới xuất hiện dấu hiệu rối loạn đông máu, không chỉ xuất huyết tử cung mà còn ở đường tiết niệu.

Chỉ mới xuất huyết âm đạo thêm 200ml, nước tiểu mới chuyển từ vàng qua đỏ, kíp trực đã phát hiện và cho làm xét nghiệm đông máu, mời hội chẩn bệnh nặng cho đặt bóng chèn cầm máu tạm thời và quyết định chuyển viện ngay sau khi hồi sức ban đầu để thực hiện chuyển viện an toàn.

Các dấu hiệu sinh tồn cũng như tri giác của chị Trang còn ổn định trước và trong khi chuyển viện. Do phải tốn thời gian đặt bóng chèn, hồi sức và truyền dịch, máu, huyết tương tươi... nên sau 1 giờ 40 phút chị Trang được chuyển viện chứ không phải bệnh viện không có sẵn xe cứu thương. Thơi gian xe chạy mất 40 phút thì tới phòng cấp cứu Bệnh viện Từ Dũ...

Cũng theo nội dung trong bản giải trình của Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương, chiều 22/5, gia đình chị Trang kéo đến bệnh viện tỏ thái độ bức xúc, yêu cầu đòi làm rõ. Phía bệnh viện đã giải thích rằng các bác sĩ đã nỗ lực, không chậm trễ khi xử trí ban đầu trường hợp của chị Trang.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương, hiện phòng dưỡng nhi của bệnh viện này đang chăm sóc, nuôi dưỡng con chị Trang.

benh vien phu san nhi binh duong noi gi khi bi to tac trach khien san phu tu vong Hải Dương: Vào phòng mổ 10 phút, sản phụ tím tái nguy kịch, thai nhi chết lưu

Chị Vũ Thị Trà M. đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Giang (Hải Dương) mổ đẻ trong tình trạng sức khỏe tốt, nhưng chỉ ...

benh vien phu san nhi binh duong noi gi khi bi to tac trach khien san phu tu vong Đắk Lắk: Cháu bé hơn một tháng tuổi tử vong, người nhà tố bệnh viện tắc trách

Công an huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đang điều tra nguyên khiến cháu bé hơn một tháng tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.