Nước trong "hồ tử thần"Nyos đổi màu su thảm họa năm 1986. Ảnh: Corbis |
Sự kiện mang tên Vụ phun trào CO2 xảy ra ngày 21/8/1986 ở khu vưc hồ Nyos, tây bắc Cameroon. Không hề có bất cứ một cảnh báo nào trước đó, hồ nước bất ngờ nổ tung, tạo thành "đài phun nước" cao gần 100 m vươn thẳng lên không trung và kéo theo một trận sóng thần nhỏ, đồng thời thải ra hàng nghìn tấn khí CO2 độc hại.
Đám mây khí CO2 chết người tràn qua toàn bộ vùng quê với tốc độ 100 km/h, khiến 1.746 người và hơn 3.500 gia súc chết ngạt. Dữ liệu thống kê cho thấy gần như không có người sống sót ở những ngôi làng ven hồ. Một số may mắn thoát nạn nhờ chạy lên những vùng đất cao bằng xe máy, sông con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Đám mây chết chóc nhanh chóng lan rộng ra xa và cướp đi mạng sống của người dân địa phương sinh sống ở phạm vi bán kính 25 km, khi lượng khí CO2 thoát ra với mật độ đậm đặc. Mức độ nghiêm trọng của nó thậm chí còn được ví như thảm họa do bệnh dịch hạch bùng phát.
Khi đám mây tràn đến, người dân trong khu vực bị ngạt thở và nhanh chóng tử vong. Nhiều người dân ở làng Cha, Nyos và Subum đã chết ngạt trong lúc đang ngủ khi chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Một số người còn có máu ở mũi và miệng.
Một số người may mắn sống sót mô tả bầu không khí ảm đạm bao trùm nơi này vào sáng hôm sau, không bạo lực, không hỗn loạn, chỉ toàn những xác chết. Nhiều phóng viên được cử đến hiện trường đều hoang mang trước những gì đã xảy ra và so sánh hậu quả của Vụ phun trào CO2 không khác gì bom nguyên tử.
"Tôi không thể nói và rơi vào trạng thái mất ý thức. Thậm chí, tôi còn không thể mở miệng vì ngửi thấy mùi gì đó rất khó chịu. Tôi nghe tiếng con gái ngáy một cách bất thường. Nhưng khi tới giường con, tôi qụy ngã. Tay tôi có vết thương nhưng không rõ từ đâu. Tôi cất tiếng nói nhưng không thể hít thở được. Còn con gái tôi đã chết", Arnold H. Taylor, một trong những người may mắn sống sót, kể lại.
Theo Science Alert, Vụ phun trào CO2 được coi là một một trong những thảm họa thiên nhiên kỳ lạ và hiếm gặp nhất trong lịch sử. George Kling, chuyên gia Đại học Michigan, gọi đây là một trong những thảm họa tranh cãi nhất mà các nhà khoa học từng nghiên cứu và điều tra. Đến nay, giới khoa học vẫn chưa xác định nguyên nhân khiến CO2 bất ngờ được giải phóng.
Vào thời điểm đó, giới chuyên gia xác định hồ Nyos đã giải phóng lượng lớn khí CO2 lúc 21h, và bởi CO2 nặng hơn không khí xung quanh, nó nhanh chóng "chìm" vào các thung lũng và bao phủ mọi vật bằng một tấm khí độc dày 50 m.
Như các hồ hình thành ở miệng núi lửa khác, hồ Nyos cũng chứa nồng độ CO2 cao do hoạt động núi lửa diễn ra bên dưới. Trong điều kiện thường, hàng tấn khí CO2 được trữ dưới hồ và sẽ bay hơi khi nước hồ được bổ sung nhờ lượng mưa. Trong trường hợp này, giới nghiên cứu cho rằng lượng khí dồn nén tới mức cực hạn và dường như có tác động nào đó đã biến hồ Nyos thành bom hẹn giờ.
Không rõ đâu là nguyên nhân "kích hoạt", khiến mực nước dâng cao và giải phóng CO2. Song một số lý giải được đưa ra bao gồm động đất, sạt lở đất, phun trào núi lửa ... Quá trình 'kích hoạt" diễn ra trong im lặng, nhưng để lại hậu quả thảm khốc.
Bên cạnh các lý giải khoa học, nhiều thuyết âm mưu cũng được đưa ra. Một số người dân địa phương cho rằng chính phủ Israel và Camroon tiến hành thử bom vào thời điểm đó.
Để ngăn chặn sự việc tương tự xảy ra, năm 2001 các kỹ sư đã lắp đường ống dưới đáy hồ để dẫn khí CO2 thoát ra ngoài. 10 năm sau, hệ thống đường ống tiếp tục được lắp ở đáy hồ khi các chuyên gia cảnh báo một vụ nổ khí có thể gây thảm họa nặng nề hơn.
Tuy nhiên, nồng độ CO2 trong hồ vẫn rất cao, gây nguy hiểm cho một con đập tự nhiên được xây trên hồ. Nếu điều không may xảy ra, tình trạng này có thể gây thảm họa kép từ lụt lội và ngạt khí. Điều du nhất có thể hy vọng là các nhà khoa học dự đoán được hoạt động tự nhiên dưới lòng hồ, để sự việc tương tự cách đây 30 năm không xảy ra một lần nữa.
Ngôi nhà bí ẩn gắn đầu lâu, tượng ma quỷ khiến ai cũng khiếp sợ | |
'Của quý' của đàn ông - bùa thiêng xua đuổi tà ma ở đất nước hạnh phúc Bhutan |