Kiến ba khoang độc tố gấp 15 lần rắn hổ mang ồ ạt tấn công dân Thủ đô có gây chết người? | |
Rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà cắn bé gái 7 tuổi suýt mất mạng |
Bệnh nhân bị hơn 70 vết ong đốt trên cơ thể. |
Cuộc tấn công của bầy ong hung dữ
Cô giáo P.T.T.T. (41 tuổi, ngụ ở Kiên Giang), công tác ở trường THPT Phú Quốc đang được các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Chợ Rẫy) tích cực điều trị vết thương nặng nề do ong đốt.
Bác sĩ Trần Thanh Linh - Phó khoa Hồi sức cấp cứu thông tin, sáng ngày 13/11 khi từ nhà đến trường, cô Trinh phát hiện bị vết chích sau gáy, dừng xe lại cô thấy cả tổ ong đang tấn công mình. Hoảng loạn, cô đã bị té xe nằm sấp mặt xuống đất, người đi đường đã đưa cô vào Bệnh viện Phú Quốc cấp cứu.
Lúc này, cô T. vẫn còn tỉnh táo, huyết áp ổn định, các bác sĩ ghi nhận trên người cô có sáu chục vết ong đốt khắp cơ thể, chủ yếu tập trung vùng lưng, hai tay, mặt và cổ có một số vết đốt.
Nhận thấy tình trạng bệnh nhân nặng, sau sơ cứu, bù dịch người bệnh được chuyển lên tuyến trên bằng máy bay, có nhân viên y tế đi cùng.
Khi hoảng loạn bệnh nhân đã nằm sấp mặt xuống đất nên lưng và cánh tay bị thương nặng nhất. |
Khoảng 18h chiều cùng ngày, cô T. nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy, lúc này mạch và huyết áp vẫn ổn định nhưng suy thận cấp, các bác sĩ kiểm tra trên người cô có hơn 70 vết ong đốt. Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau người bệnh rơi vào tình trạng xấu, độc tố gây nên tổn thương đa cơ quan, gan bị tổn thương nặng, suy thận cấp, phải thở máy, phổi bắt đầu bị tổn thương, tri giác bị rối loạn. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân thay máu liên tục nhằm phóng thích bớt độc tố ra ngoài.
“Trường hợp cô T. may mắn khi không bị sốc phản vệ nên có thể di chuyển bằng máy bay đến TP HCM”, bác sĩ Linh cho biết.
Hiện tại, sau 3 ngày nhập viện, cô T. đã tỉnh táo nhưng chưa qua cơn nguy hiểm, tiên lượng sức khỏe còn nặng, người bệnh vẫn phải phụ thuộc vào máy thở, chạy thận và tiếp tục lọc máu. Khoảng 4 - 5 ngày nữa bệnh nhân mới bỏ máy thở được. Sau 2 tuần tiếp theo nếu sức khỏe người bệnh cải thiện sẽ được chuyển xuống khoa điều trị nhẹ hơn. “Tính đến thời điểm hiện tại, chi phí điều trị cho bệnh nhân đã lên tới 120 triệu đồng nhưng mới tạm đóng được 40 triệu, mỗi ngày người bệnh phải chi trả 15 triệu đồng để lọc máu và thuốc điều trị”, bác sĩ Linh chia sẻ.
Có thể tử vong do bị ong đốt
Bác sĩ Linh đang kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân bị ong đốt. |
Trước đó, tháng 7/2016, bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống một nữ sinh 18 tuổi ở Vĩnh Long bị ong đốt. Bệnh nhân bị sốc phản vệ, phù phổi tổn thương nặng, không thể kiểm soát được hô hấp bằng máy thở, các bác sĩ phải dùng phương pháp oxy hóa máu tuần hoàn ngoài cơ thể để cứu bệnh nhân.
Theo bác sĩ Linh, ở nước ta có ong vò vẽ và ong đất độc tính nặng nề và một con ong có thể trích nhiều lần. Với ong mật không nguy hại bằng, con ong sau khi đốt xong sẽ chết ngay sau đó.
Người có cơ địa dị ứng dễ rơi vào tình trạng sốc phản vệ dẫn đến bị phù phổi, bệnh nhân có thể chết vì không có huyết áp, ngưng tim. Cách sơ cứu tốt nhất là tích cực bù dịch, điều trị như sốc phản vệ tránh tình trạng bệnh nhân bị sốc phản vệ muộn. Tiếp đó, chuyển ngay người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để có thể lọc máu tăng thời gian hồi phục cho bệnh nhân, tránh được tổn thương các cơ quan khác.
Bác sĩ Linh thông tin thêm, người bị từ 30 vết ong đốt trở lên thường rơi vào tình trạng nguy kịch. Vì thế, khi ong đốt nhiều không được chủ quan, dù chưa có biểu hiện nặng nề cũng nên đưa đến cơ sở y tế theo dõi, nhất là những người cơ địa dị ứng hoặc từng sốc phản vệ do ong đốt trước đó. Đặc biệt, ong đốt vào vùng đầu, mặt cổ cần thận trọng tránh bị suy hô hấp.
Sau khi điều trị bị ong đốt, có khoảng 20% bệnh nhân từ suy thận cấp sẽ chuyển sang suy thận mãn hoặc bị tổn thương thần kinh. Vết thương ở chân tay có thể ảnh hưởng đến chức năng làm việc về sau, tỉ lệ thấp khác sẽ bị nhiễm trùng thứ phát.
Ong thường bị thu hút bởi hương thơm như nước hoa hoặc màu sắc sặc sỡ, để xua đuổi ong nên dùng đất, cát, không nên lấy quần áo hay nhánh cây càng khiến ong chúng tấn công dữ hơn.
Khi xử lý vết đốt nên dùng nhíp lấy nọc độc ra, tuyệt đối không dùng tay nặn, bóp làm bể, phóng thích độc tố khiến tình trạng bệnh hơn. Tiếp đến, rửa bằng xà phòng để làm dịu tổn thương. Nếu vết thương sưng nề, gây đau đớn cần sơ cứu bằng cách lấy tấm khăn mỏng chườm lạnh 20 - 30 phút nhằm giảm đau.