Sam (người Mỹ) bị lạm dụng tình dục khi anh còn là cậu bé 12 tuổi (tên nhân vật được thay đổi). Khi làm một bài tập ở trường, cậu đã nhờ sự giúp đỡ từ một người hàng xóm của mình.
Trong quá trình đó, người đàn ông này đã bất ngờ động chạm vào thân thể của Sam một cách thái quá. Cuộc lạm dụng này tiếp tục trong 5 năm sau đó, bao gồm cả bạo dâm.
Nạn nhân nam của các vụ xâm hại tình dục thường là trẻ em dưới 18 tuổi và họ không biết cách để chia sẻ câu chuyện với ai. (Ảnh: Esther Sarto). |
Kẻ hiếp dâm đã thao túng và đe dọa Sam nếu cậu kể chuyện này cho người khác. Sam đã giữ im lặng. Nhưng những hành vi đồi bại ảnh hưởng đến cậu một cách sâu đậm. Thành tích học tập giảm dần, Sam trở nên suy sụp và chán nản.
Các giáo viên xung quanh cũng thấy rằng cậu đang gặp khó khăn nhưng họ không hề hỏi han chuyện gì đã biến một học sinh vốn luôn lạc quan, năng động trở nên ủ rũ và tách biệt. Có lần, Sam quên không nộp bài và giáo viên đã đình chỉ cậu trong 2 tuần.
Thực tế, không phải Sam không muốn được giúp đỡ. Cậu tuyệt vọng tới mức muốn kể cho mọi người biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng bởi kết quả học tập kém cộng với thái độ chán chường khiến không mấy ai muốn chia sẻ với cậu.
Sam sống trong một thị trấn nhỏ, nơi mà hiệu trưởng cũng là một người được bầu ra, và bố mẹ cậu thì là nhân viên của trường. Cậu sợ rằng không có nơi nào đủ an toàn để có thể giúp đỡ mình.
Sam từng tìm đến phòng tư vấn ở trường nhưng cũng bị từ chối. Điều này đã dập tắt hi vọng có thể tìm kiếm ai đó, dù là bất kỳ ai, để tâm sự về những chuyện cậu đã phải chịu đựng.
Giống như nhiều nạn nhân nam khác, Sam không kể cho ai về việc mình bị xâm hại trong suốt hơn 20 năm và cho rằng việc này là nỗi xấu hổ. Đây cũng là điều mà những kẻ xâm hại lợi dụng để buộc nạn nhân phải im lặng.
Nhiều nạn nhân khác cũng tin rằng mình hẳn đã làm một điều gì sai trái, thậm chí đáng phải chịu đau khổ, và điều đó khiến họ trở nên yếu đuối.
Giống như nhiều nạn nhân nam đã trải qua việc bị lạm dụng tình dục, con đường điều trị của Sam khởi nguồn từ Internet.
Dù gia đình không thừa nhận về vụ xâm hại nhưng anh đã tìm thấy một nhóm cộng đồng trên mạng dành cho những người đã trải qua những giây phút kinh hoàng này, từ đó anh bắt đầu quá trình trị liệu và hiểu rõ về điều gì đã xảy ra trong những tháng năm niên thiếu của mình.
Lạm dụng tình dục thường được hiểu là “hoạt động tình dục không mong muốn có liên quan đến yếu tố vũ lực, đe doa hay chênh lệch tuổi tác”, bao gồm cả giữa những nam giới với nam giới.
Tại Mỹ, cứ 6 bé trai thì lại có 1 bé là nạn nhân của xâm hại tình dục trước khi bước sang tuổi 18, con số này đối với bé gái là 1/4.
Con số này trên thế giới khó có thể biết chính xác hơn bởi sự kỳ thị và thiếu hiểu biết về tiêu chuyển quốc tế về những yếu tố cấu thành nên hành vi lạm dụng tình dục ở trẻ vị thành niên. Nhưng, có lý do để tin rằng những số liệu trên là đúng với nhiều nơi khác trên thế giới.
Mặc dù, số nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng có rất ít lựa chọn điều trị cho nam giới, thậm chí là những thành phố phát triển. Họ cần bác sĩ trị liệu và bác sĩ lâm sàng được đào tạo, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực xâm hại.
Bác sĩ trị liệu không có chuyên môn về vấn đề của nạn nhân nam sẽ không hiểu được rằng các nạn nhân cũng có thể cương cứng hoặc thậm chí là xuất tinh trong quá trình bị lạm dụng, cưỡng hiếp.
Họ cần phải hiểu rằng những phản ứng đó không có nghĩa là nạn nhân đồng thuận với việc bị lạm dụng, cưỡng hiếp.
Đối với nhiều nạn nhân, việc kể lại câu chuyện bị lạm dụng đủ khó khăn, việc kể lại câu chuyện đó với một bác sĩ trị liệu thiếu kinh nghiệm khiến vấn đề trở nên đau khổ gấp bội.
Nhà làm phim Tyler Perry không nén được xảm xúc khi kể lại về điều khủng khiếp mình đã phải chịu đựng thời thơ ấu. |
Năm 2010, khi câu chuyện cảm động của nhà làm phim Tyler Perry bị lạm dụng tình dục từ khi còn nhỏ được chia sẻ trên truyền hình, rất nhiều người ngay lập tức đã cảm thấy mình không cô đơn.
Không lâu sau đó, chương trình truyền hình này cũng đã có sự góp mặt của hai trăm người đàn ông từng bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Tuy nhiên, những chương trình như vậy rất hiếm.
Lạm dụng tình dục gây hậu quả sâu sắc, tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của nạn nhân. Họ thường bị trầm cảm, căng thẳng sau sang chấn, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, nguy cơ tự tử cao gấp 2 lần những người đàn ông khác.
Theo Bộ Tư pháp Canada, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khi nạn nhân nam miêu tả về những gì họ phải chịu đựng sau khi bị lạm dụng: “Hầu hết họ không tin ai cả và cảm thấy nhục nhã về những chuyện xảy ra, họ cảm thấy tội lỗi như thể đó là lỗi của mình và họ không xứng đáng với tình cảm của ai đó dành cho mình”.
Quan niệm truyền thống về đàn ông được gắn với sự “mạnh mẽ”. Người lớn thường dạy những cậu bé rằng chúng cần phải nam tính, kìm nén cảm xúc để bộc lộ cái tôi mạnh mẽ, thậm chí chúng ta có thể phạt khi chúng nhạy cảm và ủy mị.
Tư tưởng bất khả xâm phạm này khó có thể chấp nhận chuyện một bé trai hay một người đàn ông kể lể về chuyện mình bị xâm hại.
Quan niệm rằng những cậu bé phải cứng rắn, không được phép ủy mị là một trong những lý do nạn nhân nam không dám kể ra vấn đề của mình. (Ảnh: Esther Sarto). |
Sự ghê sợ với người đồng tính cũng đóng một vai trò đáng kể. Khắp nơi trên thế giới có một niềm tin rằng những bé trai, những người đàn ông bị xâm hại ắt hẳn phải là đồng tính hoặc có thể “biến thành” người đồng tính sau các vụ xâm hại.
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lệch bởi xâm hại tình dục xảy ra với mọi người ở mọi xu hướng giới tính.
Đặc biệt những quốc gia hay những nền văn hóa còn tồn tại sự kỳ thị hay ác cảm với người đồng tính, việc công nhận mình là một nạn nhân nam của xâm hại tình dục mang lại nguy hiểm khôn lường. Điều này ngăn cản họ nói lên sự thật.
Tiến sĩ Andrew Smiler, đồng tác giả cuốn sách The Masculine Self, cho biết: “Đối với các nạn nhân nam, một quan niệm được củng cố rằng họ ít nam tính hơn bởi họ không thể bảo vệ chính mình”.
Sự xấu hổ này có hại đến các nạn nhân, những người cần nhiều sự giúp đỡ và lòng trắc ẩn hơn những thứ mà thế giới sẵn sàng trao cho họ.
Michael, một nạn nhân đã 42 tuổi, nhận thức rõ ràng về những kỳ vọng của xã hội vào người đàn ông sẽ ảnh hưởng đến các nạn nhân như thế nào.
Ông giải thích một trong những nỗi sợ hãi của ông khi đi tìm kiếm sự giúp đỡ đến từ những người xung quanh là “bị coi là một người đàn ông không hoàn chỉnh”.
Ngày này, những nạn nhân nam bị xâm hại tình dục đã có nhiều hi vọng hơn, khi nhiều tổ chức, cá nhân đứng lên để bảo vệ và giúp họ chữa lành.
Những câu chuyện tranh của Tripper mô phỏng lại những mối đe dọa, những lời đồn đại có thật mà các nạn nhân phải chịu đựng. (Ảnh: Dean Tripper). |
Tổ chức 1in6.org đã tập trung những câu chuyện, hiểu nhầm, sự thật về các nạn nhân nam bị xâm hại tình dục và tư vấn cho người thân của nạn nhân.
Đây là một không gian an toàn để các nạn nhân có thể chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trực tuyến và ẩn danh.Internet cũng mang lại nhiều loại hình hỗ trợ phục hồi tâm lý cho các nạn nhân theo những cách sáng tạo.
Nghệ sĩ vẽ truyện tranh Dean Trippe đã viết một bộ truyện tranh tuyệt vời vào đầu năm 2018 nhằm giúp đỡ các nạn nhân, đặc biệt là những thanh thiếu niên, có thêm hy vọng.
Lễ Giáng sinh có từ bao giờ?
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa ... |
Bảo vệ con khỏi lạm dụng tình dục: Có một bộ phận chúng ta quên dạy trẻ là không ai được phép chạm vào
Trước nghi vấn hiệu trưởng lạm dụng tình dục hàng chục học sinh nam, bài học về bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục ... |
Vị hiệu trưởng lạm dụng tình dục học sinh từng phát biểu trước trường về phòng chống xâm hại trẻ em năm 2018
Tại chương trình “ Ngoại khóa phòng chống xâm hại trẻ em năm 2018” hồi tháng 5/2018 được tổ chức tại Trường Phổ thông Dân tộc ... |
'Người thứ ba' lên tiếng phủ nhận nhiều lần gọi học sinh lên cho hiệu trưởng dâm ô
Trao đổi với PV, cô Ng., giáo viên bị em học sinh từng là nạn nhân của thầy My cho rằng đã đưa em lên ... |