Những khách du lịch khi tới khu phố "đèn đỏ" nổi tiếng của Chiang Mai vào buổi tối thường sẽ tập chung vào việc ngắm nhìn, chụp ảnh và mua những món quà lưu niệm của người dân bản địa. Nhưng ít ai để ý những chàng trai trẻ đi bộ, đang ngồi trò chuyện hoặc kết nối với những người đàn ông nhiều tuổi hơn họ. Ngững người đàn ông đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Nhưng đối với Alezandra Russell, người sáng lập Urban Light (tổ chức phi lợi nhuận ở Thái Lan hỗ trợ nam giới là nạn nhân của nạn mại dâm và buôn bán người) cho biết, những cảnh tượng như thế này lại là điều khá quen mắt diễn ra mỗi tối tại một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước. Những nơi như thế này là điểm tập chung tệ nạn mại dâm của Thái Lan mà trong đó có nhiều trẻ em nam là nạn nhân.
Alezandra Russell, người sáng lập Urban Light (tổ chức phi lợi nhuận ở Thái Lan hỗ trợ nam giới là nạn nhân của nạn mại dâm và buôn bán người). Ảnh: Thomsonreuters |
“Nhiều cuộc đối thoại ở Thái Lan và trên thế giới thường tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái, bởi vì nhận thức chung rằng các bé trai mạnh mẽ hơn và họ có thể tự chăm sóc bản thân”, Russell chia sẻ về việc trẻ em nam cũng cần được bảo vệ.
Các thiếu niên tuổi từ 14 đến 24 đi theo cặp, hoặc nhóm vài người để an toàn hơn. Họ giao tiếp bằng mắt với những người đàn ông tới đây du lịch, sau đó kết nối cho "khách hàng" bằng điện thoại di động. Khi thỏa thuận được thực hiện, các chàng trai di chuyển đến một ngõ hẻm để chờ "khách hàng" của họ.
Nếu không tìm được "đối tác", những người đàn ông là khách du lịch sẽ đi đến một trong hàng chục quán bar và phòng chờ karaoke ở đây - nơi cung cấp nhân viên nam ở lứa tuổi thiếu niên cho việc "quan hệ" đồng giới. Mức giá dao động từ 2.000 baht (khoảng 62 đô la) trong một giờ đến 5.000 baht nếu thời gian lâu hơn. Khách hàng có thể thuê phòng tại các khu nhà nghỉ hoặc hoặc trong khách sạn", Russell chia sẻ.
"Tại sao điều này không được quan tâm và cần lên tiếng trong khi mọi người chỉ hướng vào việc bảo vệ trẻ em gái?", Russell nói thêm: “Các bé trai phải chịu không ít tổn thương và bị ngược đãi hơn khi trở thành nạn nhân của việc buôn bán mại dâm”.
Ảnh: Thethaiger |
Mát xa bằng xà phòng
Thái Lan có hơn 123.530 người đang hoạt động mại dâm, theo một báo cáo năm 2014 của UNAIDS. Trong số này, ít nhất 40% dưới 18 tuổi, và một số lượng đáng kể là nam theo các nhóm.
Trẻ em bị buôn bán sang Thái Lan phần lớn từ Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Nhiều nạn nhân từ Bangladesh, Pakistan, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc cũng đi qua Thái Lan trên đường đến Hoa Kỳ, Tây Âu và Nga, nhà hoạt động cho biết.
Krittat Uamson, phó giám đốc bộ phận chống buôn bán người của Bộ tư pháp tại Bangkok cho biết: “Chúng tôi biết rằng có những chàng trai cũng tham gia giao dịch tình dục. Nhưng phần lớn người mại dâm là con gái và phụ nữ, vì vậy trọng tâm chính của chúng tôi là những đối tượng này".
Trên toàn cầu, có tới 2 triệu trẻ em bị khai thác tình dục hàng năm, theo UNICEF - tổ chức Bảo vệ quyền trẻ em.
Các bé trai ở nhiều nước nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương, vì họ thường bị buộc phải làm việc để hỗ trợ gia đình của mình, và cuối cùng bị dụ dỗ đến các điểm du lịch nổi tiếng. Các bãi biển du lịch của Thái Lan, các ngôi chùa Phật giáo mạ vàng và ẩm thực nổi tiếng đã thu hút 35 triệu du khách trong năm 2017, với con số này dự kiến sẽ tăng lên gần 38 triệu trong năm nay, theo số liệu của chính phủ.
Mặc dù mại dâm là bất hợp pháp, nhưng nó được dung thứ?
Các quán bar, phòng karaoke và phòng khách tại khách sạn cung cấp dịch vụ mát xa bằng xà phòng - những phòng tắm này thường kết thúc bằng quan hệ tình dục. Vấn nạn này có thể được tìm thấy ở hầu hết các thành phố và thị trấn dọc bãi biển như Phuket và Pattaya.
Ảnh: Thomsonreuters |
Những "tú ông" thường tìm đến nam thiếu niên lang thang tại các trạm xe buýt, hoặc đi đến các ngôi làng nghèo vùng núi để tuyển. Các chàng trai trẻ nhanh chóng bị cám dỗ và phải chấp nhận "tiếp khách" vì rơi vào "bẫy" với các khoản nợ từ chủ sở hữu. Họ kiếm được tiền từ việc "tiếp khách" nhưng phải chi trả cho quần áo, ma túy và tiền gửi đến gia đình của mình. Chính những điều đó buộc họ phải ở lại trong các quán bar để tiếp tục công việc trở thành nô lệ của các "tú ông", Russell nói.
Kì thị
Bạo lực và lạm dụng là vẫn đề xảy ra phổ biến đối với các trẻ em nam là nạn nhân, ngoài ra, việc lạm dụng dược chất và các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm HIV và AIDS cũng ngày càng gia tăng ở nhóm người hành nghề mại dâm, theo một nghiên cứu năm 2013 về các bé trai trong ngành công nghiệp tình dục của Chiang Mai. Các chàng trai cũng thể hiện xu hướng tự hại và tự sát, Russell cho biết. (Russell đã bán nhẫn cưới, dùng tiền đó quay lại Thái Lan thành lập tổ chức Urban Light)
“Họ phải chịu quá nhiều áp lực và bị bạo hành: Tôi đã thấy những chàng trai đến tổ chức nhờ giúp đỡ trong tình trạng cơ thể bị tổn thương, thậm chí không thể ngồi xuống. Không có cô gái 15 tuổi nào phải trải qua điều đó. Nhưng chúng ta không nên tập trung vào việc đưa các thiếu niên ra khỏi "phố đèn đỏ". Tất cả phải liên kết với các gia đình, các cộng đồng cùng chung tay giáo dục, giúp đỡ cũng như lên tiếng bảo vệ quyền cho các nạn nhân” cô nói với Quỹ Thomson Reuters.
Tổ chức Walk Free Foundation (tổ chức cố gắng chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại và buôn bán người) công bố chỉ số nô lệ toàn cầu năm 2016, ước tính rằng 425.500 người sống trong điều kiện nô lệ hiện đại, bao gồm chế độ nô lệ tình dục ở Thái Lan.
"Để "làm sạch" hình ảnh của đất nước, chính phủ gần đây đã hợp tác với các hãng hàng không và tổ chức từ thiện để cảnh báo khách du lịch về vấn nạn buôn bán người, đồng thời, kêu gọi mọi người hãy báo cáo các trường hợp nghi ngờ về kinh doanh mối giới mại dâm. Nhưng hầu hết những nỗ lực này tập trung vào các cô gái và phụ nữ, khiến các nam thanh thiếu niên bị bỏ quên", nhà hoạt động này nói.
Xe Tuk Tuk
Năm ngoái, Urban Light đã làm việc với hơn 1.000 bé trai ở Chiang Mai, mà theo Russell đó là con số kỷ lục. Nghèo đói là thực trạng khiến hàng ngàn người ở nông thôn Thái Lan cũng như các vùng lân cận thuộc các nước láng giềng đã tìm đến Bangkok. Nam giới và cái gọi là "ladyboys", hoặc phụ nữ chuyển giới là những đối tượng bị buôn bán đến thành phố. Họ bị thu hút bởi lời hứa về việc làm trong các nhà hàng, sau đó bị ép buộc vào công việc mại dâm.
Anh Joe, người từng bước vào con đường mại dâm từ khi 15 tuổi. Hiện anh làm việc lái xe này được bảy năm sau khi được Urban Light và Dton Naam giúp đỡ. Ảnh: Thomsonreuters |
"Có ít nhất 10.000 "ladyboys" làm việc trong ngành công nghiệp tình dục tại Bangkok", Celeste McGee - người sáng lập Dton Naam, một tổ chức từ thiện tập trung vào các bé trai và phụ nữ chuyển giới cho biết. "Có nhiều kỳ thị đối với phụ nữ chuyển giới hơn cả những người đàn ông đồng giới," McGee nói thêm. "Họ phải chịu rất nhiều bạo lực và lạm dụng từ khách hàng, và cần sự can thiệp giúp đỡ từ nhiều tổ chức khác nhau".
"Urban Light và Dton Naam là hai tổ chức tư vấn, hướng dẫn dạy nghề và tạo cơ hội việc làm cho những người bỏ nghề mại dâm được hoà nhập cuộc sống. Ở Chiang Mai, nhiều lái xe tuk-tuk với sự giúp đỡ của các khoản vay hoặc trợ cấp từ các tổ chức này", Russell chia sẻ.
Tôi là một người chuyển giới: Vết hằn vì áo nịt
"Dần dần tôi phải mang bản nịt cả ngày vì công việc phải đi nhiều, nó càng ngày càng chặt, tạo thành những vết hằn trên ... |
Cộng đồng LGBT tại Malaysia nơm nớp lo sợ sau vụ phạt đánh công khai
Vụ công khai phạt đánh hai người phụ nữ đồng tính diễn ra trong bối cảnh an toàn của cộng đồng người đồng tính, song ... |
Chuyện tình 13 năm của cặp đồng tính nữ: 'Tôi đã chuẩn bị tâm lý nếu cha mẹ từ bỏ và không tham dự đám cưới'
Cặp đồng tính nữ Haru và Ryo (Nhật Bản) đã chính thức lên duyên sau 13 năm yêu với rất nhiều sóng gió và rào cản. |
Tôi là một người chuyển giới
"Những ngày tháng sống chung với mái tóc dài và những bộ quần áo con gái, tôi cảm thấy bực bội, đó là lý do ... |
Cần làm gì đối với hành vi bắt nạt trẻ em LGBT xảy ra trong trường học?
Đây là một nội dung nằm trong chuỗi chủ đề tại cuộc thi Phát triển bộ tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông ... |
LGBT 17:16 | 13/06/2019
LGBT 16:13 | 13/06/2019
LGBT 17:33 | 11/06/2019
LGBT 18:23 | 10/06/2019
LGBT 16:48 | 10/06/2019
LGBT 09:52 | 09/06/2019
LGBT 09:49 | 09/06/2019
LGBT 17:26 | 07/06/2019