Bí quyết chuẩn bị lễ cúng ông Táo đầy đủ và trang nghiêm

Lễ cúng cúng ông Công, ông Táo phải được chuẩn bị một cách trang trọng, chu đáo, thể hiện được lòng thành của gia chủ trước ba vị Táo quân. 

Tại sao phải chuẩn bị lễ cúng ông Táo dịp cuối năm?

Theo quan niệm dân gian, Táo quân chỉ chung ba vị thần ở bếp để định đoạt phước đức, “phù trợ” cho gia đình nhiều điều may mắn trong năm mới. Chính vì thế, vào dịp cuối năm, để Táo quân về Trời báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện hạ giới được đủ đầy, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cúng ông Táo chu đáo và đẹp mắt.

bi quyet chuan bi le cung ong tao day du va trang nghiem
Mâm lễ cúng đặc trưng ở miền Bắc. (Ảnh: Zing.vn).

Việc sắp lễ cúng ông Táo như thế nào cho đúng, ý nghĩa và trang nghiêm nhất là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình.

Tùy vào mỗi địa phương, vùng miền cũng như điều kiện kinh tế, hoàn cảnh của mỗi gia đình mà mâm cúng Táo quân có sự thay đổi cho phù hợp.

Mâm cúng ông Táo gồm những gì?

Những lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ cúng ông Táo đó là:

  • 3 con cá chép sống
  • 3 bộ trang phục bằng hàng mã (mũ, hài, quần áo...)
  • Hoa tươi
  • Gạo, muối
  • Trầu cau

Riêng về trang phục (bằng hàng mã) để cúng ông Công, ông Táo thì gồm mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ dành cho đàn ông và một mũ dành cho đàn bà).

Mũ dành cho hai ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn.

Gia chủ nên chọn mũ được trang điểm bằng các gương nhỏ hình tròn và có dây kim tuyết màu sắc bắt mắt.

Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

bi quyet chuan bi le cung ong tao day du va trang nghiem
Gợi ý mâm cúng ông Táo đầy đủ. (Ảnh: Dân trí).

Còn cá chép, người dân nên chọn cá màu đỏ hoặc đỏ vàng tươi, còn sống, khỏe mạnh. Sau khi mua về nên để vào chậu lớn. Lúc thắp hương cho vào bát nhỏ, sạch để cúng kèm mâm cỗ.

Còn các đồ cúng khác (thức ăn chay, mặn) có thể tùy thuộc vào văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế gia đình để dâng lễ cúng ông Táo. Độc giả có thể tham khảo một số gợi ý phía dưới:

Mâm cỗ cúng ở miền Bắc

Vào ngày Tết ông Công ông Táo về chầu trời, ngoài những món đồ bắt buộc như đã liệt kê ở trên, người dân miền Bắc thường bày mâm cúng bằng một số món ăn truyền thống như:

  • Gà luộc
  • Miến xào
  • Xào thập cẩm
  • Canh măng móng giò
  • Cá rán
  • Nem rán
  • Xôi đỗ xanh, xôi gấc
  • Bánh chưng
  • Giò lụa
  • Tôm chiên
  • Rau luộc
  • Nộm

Cũng theo phong tục phía Bắc, sau khi cúng xong, gia chủ nên mang cá chép (đã thắp hương) đến giếng nước, ao hồ để thả phóng sinh. Tuyệt đối không nên thả kèm túi bóng.

bi quyet chuan bi le cung ong tao day du va trang nghiem
Cá chép là lễ vật cúng không thể thiếu khi cúng Táo quân. (Ảnh: Thời Đại).

Mâm cỗ cúng ở miền Nam

Ở miền Nam, người dân thường chỉ sử dụng 1 chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy.

Những món ăn cúng kèm có thể là:

  • Bánh tét
  • Các món xào
  • Chè kho
  • Ấm trà sen
  • Trái cây theo mùa
  • Canh mọc
  • Canh khổ qua
  • Miến xào
  • Chả giò
  • Rau xào
  • Gỏi cuốn

Những đồ vàng mã (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ, sau đó, gia chủ lập bài vị mới cho Táo Công.

Tương tự ở miền Bắc, sau khi mâm cúng ông Táo được thực hiện xong, gia chủ nên mang cá chép ra sông, hồ để thả.

Xem thêm: Ông Công, ông Táo là ai và ý nghĩa việc cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

bi quyet chuan bi le cung ong tao day du va trang nghiem Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào chuẩn nhất?

Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào ý nghĩa nhất, tốt nhất đối với gia chủ là những câu hỏi thường gặp trong những ...

bi quyet chuan bi le cung ong tao day du va trang nghiem Ông Công, ông Táo là ai và ý nghĩa việc cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân sẽ cúng Táo quân về chầu trời. Vậy ông Công, ông Táo là ai và việc cúng ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.