BIDV rao bán khoản nợ nghìn tỉ tại hãng xe Vinaxuki của ông Bùi Ngọc Huyên

BIDV rao bán một loạt tài sản của đại gia Bùi Ngọc Huyên - ông chủ hãng xe Made in Vietnam Vinaxuki trước đây. Nhà băng cho biết tổng dư nợ gốc và lãi tính đến hết ngày 15/9/2019 là 1.265 tỉ đồng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty CP Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki và Công ty TNHH MTV Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki Thái Nguyên.

Trong những năm 2000, BIDV đã giải ngân cho Vinaxuki và Vinaxuki Thái Nguyên phát triển dự án sản xuất ô tô "Made in Vietnam".

BIDV rao bán khoản nợ nghìn tỉ tại hãng xe "Made in Vietnam" Vinaxuki của đại gia Bùi Ngọc Huyên - Ảnh 1.

BIDV rao bán khoản nợ nghìn tỉ tại hãng xe Vinaxuki của ông chủ Vinaxuki. (Ảnh: Vinaxuki).

Cụ thể, BIDV rao bán 4 tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Vinaxuki, gồm bất động sản, máy móc thiết bị và mỏ quặng. 

Bất động sản gồm 138.814,7 m2 đất tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội. Máy móc thiết bị tại Nhà máy Vinaxuki Mê Linh; quyền khai thác mỏ quặng Antimon và dây chuyền tuyển quặng tại Thôn 15, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; tài sản gắn liền với đất của Nhà máy Vinaxuki Thái Nguyên tại Khu B-KCN Nam Phổ Yên, Thái Nguyên. 

Nhà băng này cho biết tổng dư nợ gốc và lãi tính đến hết ngày 15/9/2019 là 1.265 tỉ đồng.

Công ty CP Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki là doanh nghiệp do ông Bùi Ngọc Huyên sáng lập, với khát khao xây dựng một hãng ô tô của riêng người Việt, ô tô Made in Vietnam từ những năm 2000.

Hãng Vinaxuki cũng từng tạo nhiều dấu ấn trên thị trường ô tô, và gây sốt một thời cho đến khi gặp khó khăn trong giai đoạn khủng khoảng kinh tế từ năm 2010.

Ông Bùi Ngọc Huyên từng cho biết sau sự đi xuống của Vinaxuki, ông chẳng còn gì, vì tất cả tài sản nhà cửa đã bán hoặc đem thế chấp cho ngân hàng. Giám đốc Vinaxuki hiện sống dựa vào nguồn lương hưu vài triệu đồng.

Đầu năm 2004,  Vinaxuki xây dựng nhà máy tại huyện Mê Linh với công suất 20.000 xe/năm. Giai đoạn 2006-2008, Vinaxuki đã sản xuất trên 20 dòng xe tải với tỉ lệ nội địa hóa 27% và 3 dòng xe hơi với tỉ lệ nội địa hóa 5%.

Thời gian đầu, hoạt động kinh doanh của Vinaxuki khả quan. Chỉ sau 3 năm, công ty đã thu hồi xong vốn, trả nợ cho các ngân hàng.

Tuy nhiên, kể từ năm 2010, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường ô tô suy giảm. Vinaxuki bắt đầu lỗ từ năm 2012, và sau đó tiếp tục khó khăn khi ngân hàng cũng rơi vào khủng hoảng.

Năm 2015, Công ty Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki đưa ra thông báo khẩn cấp về việc bán nhà máy sản xuất ô tô tại Mê Linh (Hà Nội), để trả nợ cho ngân hàng và tổ chức, cá nhân.

Kết quả là từ đó đến nay, các nhà máy của Vinaxuki đều đắp chiếu. Các công nhân, kĩ sư được chuyên gia Nhật Bản, chuyên gia châu Âu đào đạo, chuyển giao công nghệ trước đây, cũng không còn ai gắn bó. Giấc mơ của ông Bùi Huyên Ngọc về ô tô Made in Vietnam cũng chấm dứt từ đó.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.