Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở Anh nguy hiểm như thế nào?

Các nước láng giềng châu Âu của Anh đang lo sợ về biến thể mới của SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh chóng tại nước này. Hàng loạt quốc gia trên thế giới cũng đã cấm cửa du khách từ Anh.
Biến thể virus SARS-CoV-2 mới ở Anh đáng lo ngại đến đâu? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ).

Biến thể virus mới được một số chuyên gia gọi là dòng B.1.1.7. Đây không phải lần đầu tiên virus SARS-CoV-2 có đột biến, nhưng biến thể mới này được cho là có khả năng lây nhiễm lớn hơn 70% so với chủng virus hoành hành trước đây tại Anh.

Biến thể virus mới có đáng lo đến vậy?

"Có" là câu trả lời của đa số nhà khoa học. Biến thể mới đã nhanh chóng trở thành chủng virus chi phối các trường hợp nhiễm Covid-19 ở miền nam nước Anh và có liên quan đến tỷ lệ nhập viện gia tăng, đặc biệt là ở London.

Theo Reuters, biến thể virus mới lần đầu tiên được phát hiện hồi tháng 9 tại Anh. Đến tuần thứ hai của tháng 12, chủng virus này là nguyên nhân dẫn đến 62% ca nhiễm Covid-19 tại London, tăng chóng mặt so với con số 28% ba tuần trước đó.

Australia, Italy và Hà Lan đều đã phát hiện các trường hợp nhiễm chủng Covid-19 mới. Đan Mạch và Iceland cũng đã báo cáo các ca nhiễm biến thể Covid-19 mới lên ECDC, cơ quan giám sát dịch bệnh của châu Âu. Truyền thông Bỉ cũng đăng tin về sự xuất hiện của biến thể virus này trong nước.

Giáo sư y học thực nghiệm Peter Openshaw tại Đại học Hoàng gia London cho rằng biến thể virus mới là vấn đề đáng được quan tâm nghiêm túc. Ông Shaun Fitzgerald, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Cambridge nói rõ rằng tình hình hiện nay "cực kỳ đáng lo".

Vì sao?

Mối lo lắng chính là biến thể mới có khả năng lây truyền cao hơn hẳn so với chủng ban đầu. Biến thể virus mới có 23 đột biến trong mã di truyền - một số lượng thay đổi tương đối cao - và một số đột biến liên quan đến khả năng lây lan.

Các nhà khoa học cho biết biến thể virus mới có khả năng lây truyền cao hơn trước khoảng 40% -70%. Hôm 19/12, chính phủ Anh cho biết họ có thể tăng hệ số lây nhiễm "R0" thêm 0,4.

Điều này có nghĩa là virus đang lây lan nhanh ở Anh, khiến đại dịch khó kiểm soát hơn và làm tăng nguy cơ lan sang các quốc gia khác.

"Dòng B.1.1.7 mới… có vẻ có năng lực gây chết người tương tự như chủng ban đầu và khả năng lan truyền mạnh hơn", Giáo sư bệnh truyền nhiễm Martin Hibberd tại Trường Vệ sinh & Nhiệt đới London cho biết.

Biến thể virus SARS-CoV-2 mới ở Anh đáng lo ngại đến đâu? - Ảnh 2.

Các nước láng giềng châu Âu bắt đầu đóng cửa với du khách từ Anh. (Ảnh: Reuters).

Các nhà khoa học nói rằng vắc xin Covid-19 của Pfizer và BioNTech – cũng như các sản phẩm khác đang được nghiên cứu -  có khả năng phòng ngừa biến thể virus mới hiệu quả.

Chuyên gia về vắc xin Adam Finn cho biết: "Biến thể virus mới khó có khả năng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin".

Trưởng cố vấn khoa học của Anh Patrick Vallance cũng nói rằng vắc xin Covid-19 có vẻ phù hợp để tạo ra phản ứng miễn dịch đối với biến thể của virus.

Biến thể virus mới có ảnh hưởng đến xét nghiệm không?

Câu trả lời là có.

Một trong những đột biến trong biến thể virus ảnh hưởng đến một trong ba đích đến của gen được sử dụng bởi một số xét nghiệm PCR. Điều này có nghĩa là trong các xét nghiệm đó, khu vực mục tiêu hay còn gọi là "kênh" sẽ cho ra kết quả âm tính.

"Các đột biến này tác động đến năng lực phát hiện virus của một số loại xét nghiệm", ông Robert Shorten, chuyên gia về vi sinh tại Hiệp hội Hóa sinh Lâm sàng & Y học Phòng thí nghiệm cho biết.

Tuy nhiên, đột biến trong protein S của virus chỉ ảnh hưởng một phần đến xét nghiệm, làm giảm nguy cơ kết quả âm tính giả.

Còn có đột biến virus SARS-CoV-2 nào khác không?

Theo Reuters, các chủng virus gây bệnh Covid-19 xuất hiện gần đây ở Nam Phi, Tây Ban Nha, Đan Mạch và các quốc gia khác cũng gây ra nhiều lo ngại. Nhưng cho đến nay, chưa có chủng virus nào được báo cáo là có khả năng vô hiệu hóa vắc xin hoặc các phương pháp điều trị.

Biến thể virus mới bắt nguồn từ đâu?

Trưởng cố vấn khoa học của Anh Vallance nghĩ biến thể virus mới có thể đã bắt đầu ở Anh. Một số nhà khoa học ở châu Âu khen ngợi chuyên môn của Anh về giám sát bộ gen để xác định đột biến.

"Anh có một trong những chương trình giám sát di truyền toàn diện nhất trên thế giới, từ 5% đến 10% tất cả các mẫu virus được xét nghiệm di truyền. Hiếm có quốc gia nào làm tốt hơn", ông Steven Van Gucht, người đứng đầu bộ phận bệnh do virus tại Viện Y tế Bỉ phát biểu trong cuộc họp báo hôm 21/12.

chọn
Hà Nam chi hơn nghìn tỷ làm 5 km đường trục phía đông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, hoàn thành năm 2027
Đường trục dọc phía đông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn từ sông Châu đến hết địa phận TP Phủ Lý) có chiều dài hơn 5 km, với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.