Bình Thuận: Cao tốc Cam Lâm - Dầu Giây không thiếu đất đắp

Tổng nhu cầu vật liệu đất đắp của các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận là hơn 12,6 triệu m3, đến nay tỉnh đã giải quyết cơ bản đủ vật liệu để phục vụ đất đắp cho dự án.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang thi công. (Ảnh tư liệu: Khải An).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo địa phương vừa có buổi làm việc với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Giao thông Vận tải về tình hình triển khai tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 gồm 11 dự án thành phần, trong đó có 8 dự án đầu tư công và 3 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư; đi qua 13 tỉnh với tổng chiều dài gần 653 km, trong đó tỉnh Bình Thuận dài hơn 160 km.

Báo cáo của tỉnh Bình Thuận cho biết, cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh này đã hoàn thành 100% công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho 2.684 hộ gia đình và tổ chức.

Bên cạnh đó, đã hoàn thành xây dựng 5 khu tái định cư; đa di dời công trình hạ tầng kỹ thuật (giai đoạn 1) ảnh hưởng đến mặt bằng thi công của dự án.

Lũy kế giải ngân vốn giải phóng mặt bằng dự án đến thời điểm hiện nay đạt khoảng 1.712 đồng/1.839 tỷ đồng (93,1%). Riêng năm 2022, đến thời điểm hiện nay giải ngân vốn giải phóng mặt bằng đạt khoảng 22/148 tỷ đồng (14,5%).

Về giải quyết nguồn vật liệu đất đắp của dự án, tổng nhu cầu vật liệu đất đắp của các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Bình Thuận là 12,621 triệu m3.

Trong đó, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây không thiếu vật liệu đất đắp. Riêng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết nhu cầu 9,2 triệu m3, Ban Quản lý dự án 7 đề xuất giải quyết 3 nguồn, đến nay tỉnh đã giải quyết cơ bản đủ vật liệu để phục vụ đất đắp cho dự án.

Hạ tầng là trợ lực chính giúp thị trường BĐS Bình Thuận tăng trưởng. Hiện nay, tỉnh này đang dồn lực cho các dự án như Sân bay Phan Thiết, cao tốc và đường ven biển.

Trong đó, việc hoàn thành cao tốc dự kiến sẽ rút ngắn khoảng cách với TP HCM, đồng thời hút một lượng lớn khách du lịch từ Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương về với Bình Thuận.

Tiềm năng tăng trưởng BĐS ăn theo cao tốc ở Bình Thuận là có cơ sở. Ông Đỗ Quý Duy (Giám đốc kinh doanh của Hải Phát Invest) từng chia sẻ, vào tháng 1/2021 ông từng đầu tư hai lô đất ở Tân Minh (huyện Hàm Tân), cách cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khoảng 500 m.

Thời điểm đó, ông Duy mua với giá 75 triệu đồng/mét ngang. Sau nửa năm, giá đã tăng lên 150 triệu đồng/mét ngang.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Một tập đoàn Đài Loan với 30 doanh nghiệp vệ tinh dự báo sắp kéo về KCN Châu Đức, vừa trả trước cho SZC gần 400 tỷ đồng
Quý III vừa qua, SZC đã nhận 359 tỷ đồng tiền thuê đất từ Electronic Tripod. Theo ước tính của BSC, có 30 doanh nghiệp phụ trợ theo Tập đoàn Tripod cũng có nhu cầu thuê đất tại KCN Châu Đức. Nhờ đó, SZC có thể sẽ cho thuê thêm 30 - 40 ha đất trong 2 năm tới.