'Black Friday' phiên bản Việt: 'Treo đầu dê bán thịt chó', khó lựa đồ ưng ý

Hai năm gần đây, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng tung ra khuyến mại ăn theo Black Friday ở Mỹ với nhiều mặt hàng giảm giá mạnh. Tuy nhiên không giống như mong đợi, khi khách hỏi những mẫu hàng đẹp giảm giá giống như quảng cáo trên facebook,... thường nhận được câu trả lời “hết hàng” từ nhân viên.

“Treo đầu dê, bán thịt chó”

Báo Dân Việt đưa tin, hai năm gần đây, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng tung ra khuyến mại ăn theo Black Friday ở Mỹ với nhiều mặt hàng giảm giá mạnh. Tuy nhiên, việc làm theo trào lưu không đúng đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng, do vậy việc ăn theo ngày hội mua sắm này không có ý nghĩa.(!)

Người Việt đã quá quen thuộc với những sự kiện giảm giá trong năm ở các cửa hàng như “Khuyến mãi shock GenViet Jeans 2016”, “92 wear giảm giá 30% ngày 20.10”,... Song những sự kiện khuyến mãi trong năm này thường chỉ áp dụng giảm giá mạnh với một số mặt hàng (thường hết size, lỗi mốt), còn lại chỉ giảm nhẹ hoặc vẫn bán nguyên giá.

Đến ngày “thứ sáu đen tối”, các biển quảng cáo “Black Friday-50% off”, “sale off 70%” mọc lên khiến nhiều người nhầm tưởng sẽ khuyến mãi đặc biệt hơn, đúng với tinh thần Black Friday phiên bản gốc.

Tuy nhiên không giống như mong đợi, nhiều khách hàng tỏ ra chán nản bởi chẳng có gì mới lạ hơn so với những ngày thường. Khi được hỏi những mẫu hàng đẹp giảm giá giống như quảng cáo trên facebook,... thường nhận được câu trả lời “hết hàng” từ nhân viên.

Chị Trần Thị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) ngán ngẩm rằng “các sản phẩm hàng tồn, hết mốt... vẫn hiện diện trên các kệ giảm giá mạnh; các thiết kế mới vẫn chẳng nhúc nhích gì, nếu có thì giảm giá nhẹ”. Thực là, người mua không mua được cái mình cần và cửa hàng cũng chẳng bán được thứ mình muốn. “Thứ sáu đen tối” ở Việt Nam thật đúng như nghĩa đen của nó.

black friday phien ban viet treo dau de ban thit cho kho lua do ung y
Nhiều khách hàng cho rằng sản phẩm giảm giá ở Việt Nam vẫn chưa đảm bảo về chất lượng. Ảnh: Zing.

Khó lựa đồ ưng ý

Các kệ hàng giảm giá của hàng loạt thương hiệu lớn trở nên trống hoác sau ngày mua sắm đặc biệt của năm, trong khi không ít khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm.

Ghi nhận của Zing tại Vincom Central lượng khách buổi tối 25/11 tăng gấp đôi so với buổi sáng hôm đó. Hầu hết các kệ hàng đều đã cạn sản phẩm sau một ngày sale mạnh.

Bước ra với 2 túi hàng lớn từ cửa hàng giầy nữ, chị Hoài Thương (quận 3, TP.HCM) cho hay do sáng nay chị bận đi làm nên chiều chị và cô con gái mới có dịp đi mua sắm hưởng ứng ngày Black Friday.

“Bận cả ngày nay nhưng khi xong việc tôi vẫn chạy đến đây mua hàng. Một năm chỉ được dịp này là ở các trung tâm giảm giá mạnh thôi, chỗ tôi mua giầy giảm tận 50% thay vì những ngày lễ thông thường chỉ giảm 10-15%”, chị Thương cho biết.

Nhưng cũng theo chị Thương, càng về sau thì khó lựa hàng, do sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp đã bị người khác mua mất từ sớm. “Nhìn chung không hài lòng lắm, nhưng thấy mọi người đổ xô đi mua thì tôi cũng ham, nên về là đưa con gái đến đây mua đồ ngay. Đi mua chen chân như thế này cũng vui lắm!”, chị Thương vui vẻ nói.

Còn nhiều khách hàng thì không hy vọng gì nhiều khi vào mua hàng giảm giá, chỉ đứng từ xa nhìn và ngại chen lấn. Anh Hoàng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết anh cùng vợ và 2 con đến đây hy vọng mua được hàng hiệu giá tốt, nhưng nhìn người ta chen lấn vào mua hàng mà anh lắc đầu ngán ngẩm. Hai cửa hàng anh vào thử đều làm anh thất vọng ra về.

“Đừng có hy vọng mà mua được hàng vừa ý trong những ngày này. Hàng bán giảm giá theo tôi để ý thì toàn mẫu mã cũ, hàng lại xấu, còn cái nào vừa bụng thì không còn size. Tôi đã thử vài cửa hàng rồi nhưng đành chịu thua. Nhà lại dẫn theo cháu nhỏ nên không vào mua nữa”, anh Hoàng cho hay.

Khách to tiếng với người bán

Tin tức trên Zing, tại đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM), một số cửa hàng không có chỗ đỗ xe, đành để khách đứng xuống đường chờ 1 lượt khách đã mua hàng xong ra và khách mới vào, nên xảy ra tình trạng ùn ứ. Ngoài ra, một số nhân viên của các cửa hàng đứng tràn ra đường dùng những biển quảng cáo khuyến mãi để lôi kéo khách hàng.

Nhân viên của một cửa hàng quần áo A.D trên đường Nguyễn Trãi cho biết cửa hàng phải thêm hàng liên tục để phục vụ cho đợt khuyến mãi lần này, nhưng đến cuối ngày thì hết mẫu của một số mặt hàng nên để kệ trống.

“Do lượng khách đổ về trong ngày hôm nay quá đông, riêng cửa hàng bên mình phải huy động gần 20 nhân viên để phục vụ cho ngày hôm nay”, nhân viên này cho hay.

Cũng theo nhân viên của cửa hàng A.D, do hoạt động khuyến mãi chỉ diễn ra vào một ngày nên khách đồng loạt kéo đến mua, đồng thời có nhiều khách hàng phàn nàn về tình trạng không có mẫu mới, hay không cập nhật hàng.

“Chiều nay, có trường hợp khách to tiếng với nhân viên trong khi mua hàng do chờ lấy size hơi lâu, nhưng một phần vì ngày này khuyến mãi, ai cũng phải chạy liên tục nên việc xẩy ra sơ xuất là điều không tránh khỏi”, nhân viên nói.

Sài Gòn: Nơi khép cửa chặn khách, nơi thờ ơ

Thông tin trên Zing, tại nhiều gian hàng trong trung tâm thương mại lớn, khách phải xếp hàng dài chờ đến lượt vào mua trong khi các cửa hàng bên ngoài lại "thờ ơ" với sự kiện mua sắm lớn Black Friday.

Tại trung tâm thương mại (TTTM) Vincom quận 1, từ sáng 25/11, hầu hết các cửa hàng đều treo bảng khuyến mãi 50%. Các TTTM như Saigon Centre, Diamond Plaza cũng trưng bảng giảm giá sự kiện Black Friday với nhiều mức khác nhau.

black friday phien ban viet treo dau de ban thit cho kho lua do ung y
cửa hàng phải hạn chế khách bằng cách khép hờ cửa. Ảnh: Zing

Nhiều nhãn hàng cho nhân viên ra đường quảng cáo với các tấm bảng giảm giá tại hội chợ ở Cung Văn hóa Lao động, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1.

Tuy nhiên, đến gần 9h sáng khách hàng mới bắt đầu đổ về những điểm mua sắm cao cấp này để "săn" hàng khuyến mãi.

Một số gian hàng phổ biến như quần áo, giày dép thương hiệu giảm giá sâu đến 50% thu hút đông người chờ mua. Bên ngoài, các nhân viên phân công nhau canh cửa để điều tiết khách.

Tại TTTM Saigon Center, một số gian hàng luôn trong cảnh khách phải đứng chờ đến lượt để được vào lựa chọn. Đặc biệt các cửa hàng giảm giá trong các khung giờ chỉ khoảng 4-5 tiếng thu hút rất đông khách.

Một số cửa hàng khác, khách phải xếp hàng để chờ tính tiền. Chị Thắm, đại diện một thương hiệu giày trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7, cho biết khách đông gấp 10 lần ngày thường, cửa hàng phải hạn chế khách bằng cách khép hờ cửa.

Trái ngược với những quầy hàng đông đúc trong các TTTM, nhiều cửa hàng thời trang bên ngoài các tuyến đường đông đúc lại "thờ ơ" với sự kiện này. Thậm chí có cửa hàng thời trang trên đường Pasteur đến trưa 25/11 mới dán bảng giảm giá ngày Black Friday.

Đường Nguyễn Trãi, quận 5, tuyến đường nổi tiếng với các cửa hàng thời trang thương hiệu ở TP.HCM cũng trong tình trạng hoạt động bình thường. Dọc hai bên đường có rất ít cửa hàng treo biển giảm giá sự kiện này. Số ít cửa hàng giảm giá từ 50-70% nhưng vẫn vắng khách trong ngày cao điểm Black Friday.

Một chủ cửa hàng bán quần áo thương hiệu trên tuyến đường này cho biết năm ngoái chúng tôi tham gia sự kiện nhưng doanh thu không tăng, khách hàng chưa mặn mà lắm nên năm này không thực hiện.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.