Đại diện Vinasun đối đáp với đại điện Grab tại tòa. (Ảnh: Tuyết Mai). |
Tại ngày xét xử thứ hai, phía Gab đặt câu hỏi với Vinasun và cho rằng cách tính thiệt hại như giám định là không chính xác.
Trong phần hỏi đáp tại tòa, Grab chất vấn Vinasun về kết luận giám định thiệt hại. Tại tòa phía Grab công bố kết luận giám định của công ty Cửu Long, theo đó một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại cho Vinasun là do khách hàng không sử dụng dịch vụ của Vinasun nữa vì giá của Vinasun cao hơn Grab và Uber.
Cụ thể, 70% khách hàng cho rằng giá cước Vinasun đắt hơn các thương hiệu còn lại, không có thông tin và chuyến đi, giá cả, 32% khách hàng trả lời Vinasun không tiện lợi, chờ lâu, 31% trả lời tài xế không thân thiện, 2% trả lời xe không sạch sẽ, có mùi hôi…
Tuy nhiên, phía Vinasun cho rằng các lý do mà Grab công bố chỉ là những lý do phụ, chứ không phải nguyên nhân dẫn làm Vinasun bị thiệt hại. Đại diện Vinasun cho rằng trước đây phía Grab xin dời ngày xét xử để nghiên cứu tài liệu giám định chứng tỏ số lượng tài liệu này rất lớn nên những gì Grab vừa nêu chỉ là khía cạnh nhỏ trong kết luận giám định.
Vinasun cho rằng kết luận giám định thể hiện: 99% khách hàng chuyển sang Grab khi từ bỏ Vinasun, 86% khách hàng từ Vinasun chuyển sang Grab do giá cước của Grab rẻ hơn.
Trả lời câu hỏi của luật sư phía Grab, ông Trương Đinh Qúy (Phó tổng giám đốc Vinasun) cho rằng nếu việc rẻ hơn khi cùng điều kiện kinh doanh thì khác, nhưng giá Grab rẻ hơn Vinasun là do Grab hoạt động như đơn vị kinh doanh vận tải, lách né 13 điều kiện kinh doanh, chịu mức thuế khác hẳn Vinasun (Grab chịu mức thuế dành cho 1 đơn vị công nghệ), và do Grab vốn điều lệ chỉ 20 tỉ nhưng chịu lỗ trên 1.700 tỉ để trợ giá, khuyến mãi, tiêu diệt taxi truyền thống.
Tại tòa, đại diện Grab cho rằng công thức mà công ty Cửu Long dùng để tính toán thiệt hại của Vinasun có nhiều lỗ hổng. Cụ thể, công ty Cửu Long tính thiệt hại của Vinasun dựa trên sụt giảm giá trị vốn hóa trên thị trường và chi phí phát sinh do các xe phải nằm bãi và không có khách.
Theo Grab sụt giảm giá trị vốn hóa của Vinasun, bao gồm tổng giá trị cổ phiếu sở hữu bởi các cổ đông trong công ty, không phải là minh chứng cho thấy thiệt hại thực tế của Vinasun. Công ty Cửu Long áp dụng phương pháp này mà không dẫn chứng được bất kỳ tiêu chuẩn kiểm toán nào để làm bằng chứng.
Bên cạnh đó, việc tính toán con số sụt giảm dựa trên chênh lệch giữa giá sổ sách và giá vốn thị trường của Vinasun tại một thời điểm cụ thể (ngày 30/6/2017), chứ không tính toán dựa trên toàn bộ một quãng thời gian. Grab cho rằng không thể lấy giá trị xe tại 1 thời điểm để tính cho cả quá trình.
Ngoài ra, giá trị cổ phiếu của một công ty thay đổi liên tục theo ngày và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vi mô và vĩ mô, bao gồm cả chất lượng cổ phiếu và kỳ vọng của nhà đầu tư.
Vì vậy, Rất vô lí nếu Grab phải chịu trách nhiệm cho những biến động trên thị trường của các doanh nghiệp khác, bao gồm cả Vinasun.
Phiên tòa tiếp tục vào sáng mai, 19/10.
Căng thẳng ngày thứ hai xét xử vụ Vinasun kiện Grab
Vinasun hỏi: "Giai đoạn 2014-2017, Grab báo lỗ 1.700 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ 20 tỉ đồng. Vậy thì lấy tiền đâu hoạt ... |
Kinh doanh 17:39 | 10/03/2020
Kinh doanh 14:28 | 10/03/2020
Pháp luật 00:10 | 17/01/2019
Thời sự 04:40 | 21/11/2018
Kinh doanh 00:57 | 01/11/2018
Thời sự 23:10 | 29/10/2018
Kinh doanh 11:00 | 29/10/2018
Kinh doanh 07:05 | 24/10/2018