Vinasun và Grab cùng kháng cáo bản án sơ thẩm

Vinasun yêu cầu tòa cấp phúc thẩm buộc Grab phải bồi thường số tiền còn lại là 36,3 tỉ đồng. Trong khi đó, Grab đề nghị hủy bản án sơ thẩm.

TAND Cấp cao tại TP.HCM cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty TNHH Grab (Grab).

Theo đó, Vinasun yêu cầu tòa cấp phúc thẩm buộc Grab phải bồi thường 36,3 tỉ đồng còn lại cho doanh nghiệp này. Trước đó, Vinasun kiện Grab đòi bồi thường 41,2 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 28/12/2018, TAND TP.HCM đã bác bỏ khoản tiền 36,3 tỉ, chỉ buộc Grab bồi thường 4,8 tỉ.

vinasun va grab cung khang cao ban an so tham
Đại diện Grab tại tòa. (Ảnh: Lê Quân).

Vào ngày 11/1 vừa qua, Grab cũng gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Trong đơn, Grab đề nghị tòa cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự vì Grab cho rằng TAND TP.HCM không có thẩm quyền giải quyết vụ án này.

Trong trường hợp tòa cấp phúc thẩm không đình chỉ giải quyết vụ án, thì Grab yêu cầu sửa án sơ thẩm, xác định Grab không kinh doanh vận tải, không vi phạm Quyết định 24, Nghị định 86 và bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của VinaSun.

Đồng thời, Grab yêu cầu hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND TP.HCM giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung vì TAND TP.HCM đã có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Grab.

Tại phiên tòa sơ thẩm, ngoài phán quyết về phần dân sự, tòa cũng kiến nghị Bộ GTVT cần xem Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải để có chính sách quản lý phù hợp, sửa đổi nội dung Đề án 24 nếu tiếp tục thực hiện đề án này; Kiến nghị Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có biện pháp quản lý giá cước và thu thuế đối với Grab theo đúng quy định về doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

vinasun va grab cung khang cao ban an so tham
Tài xế Vinasun vui mừng sau phán quyết của tòa ngày 28/12/2018. (Ảnh: Hoài Thanh).

HĐXX kiến nghị cơ quan Nhà nước cần xây dựng lại khung pháp lý về quản lý các loại hình kinh doanh vận tải nhằm tạo ra sự công bằng, bình đẳng cho những đơn vị tham gia kinh doanh vận tải hành khách; tăng cường giám sát giá cước, chương trình khuyến mãi, chống phá giá nhằm rối loạn thị trường trong ngành vận tải.

"Cần có chính sách hạn chế xe ôtô đang hoạt động theo mô hình dịch vụ mới này nhằm giảm bớt lưu lượng xe gây ách tắc giao thông. Đồng thời, Nhà nước cũng cần đầu tư, khuyến khích cho các doanh nghiệp gia nhập vào dịch vụ taxi mới như Grab để chống độc quyền, bảo vệ người tiêu dùng", kiến nghị nêu.

Đồng thời, HĐXX cũng cho rằng các quy trình hoạt động dịch vụ taxi như Vinasun cũng cần cải thiện dịch vụ, áp dụng dịch vụ mới để cắt giảm chi phí quản lý, giảm giá thành, tạo điều kiện cạnh tranh trên thị trường theo xu thế thời đại công nghệ số.

Vinasun khởi kiện GrabTaxi với nội dung đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với khoản lợi nhuận bị giảm sút hơn 41,2 tỉ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Hình thức mà Vinasun yêu cầu GrabTaxi thực hiện là bồi thường một lần.

Vinasun cho rằng dù Grab tự nhận là công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải nhưng thực chất là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.

vinasun va grab cung khang cao ban an so tham
vinasun va grab cung khang cao ban an so tham Grab kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vụ Vinasun khởi kiện

Trong vụ kiện với Vinasun, Grab cho rằng hội đồng xét xử cấp sơ thẩm ra phán quyết buộc Grab phải bồi thường cho nguyên ...

vinasun va grab cung khang cao ban an so tham Một cá nhân chi tiền tỷ trở thành cổ đông lớn của Vinasun

Bà Nguyễn Kim Phượng nâng sở hữu tại Vinasun lên trên 5% sau khi mua thêm cổ phiếu trong đợt sóng vào tháng 10/2018.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.