Grab và Vinasun bất ngờ muốn hoà giải, phiên tòa tạm dừng

Sáng nay (30/11), TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ kiện dân sự “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đối với bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Grab) ra xét xử.
grab va vinasun bat ngo muon hoa giai
Đại diện Grab tại toà.
grab va vinasun bat ngo muon hoa giai
Đại diện Vinasun tại toà. (Ảnh: Ngọc Hoa).

Từ rất sớm, đại diện hai bên nguyên và bị đơn cùng các luật sư đều có mặt đầy đủ để tiếp tục phiên xét xử. Tuy nhiên, trình bày tại toà, đương sự của 2 bên tự có đề nghị muốn hòa giải.

Bất ngờ trước tình tiết này, HĐXX xho biết, hiện tại chưa có phương án hòa giải cụ thể và theo quy định pháp luật việc hòa giải thẩm phán không thể tiến hành trong khi vụ án đưa ra xét xử.

“Đây là dấu hiệu tích cực, nếu vụ việc có thể hòa giải trong thời gian chuẩn bị xét xử thì thẩm phán có thể hòa giải. Tuy nhiên, theo quy định thì thẩm phán không thể đứng ra tiến hành hòa giải vì phiên tòa đang diễn ra”, chủ toạ cho biết.

Theo đó, thủ tục hoà giải giữa nguyên đơn Vinasun và bị đơn Grab không thể thực hiện nên HĐXX đã đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời, để xử lý tình huống muốn hòa giải của hai bên, HĐXXX đã quyết định quay lại phần xét hỏi liên quan đến các yêu cầu của hai bên đương sự.

Trong phần xét hỏi, cả Vinasun và Grab đề nghị HĐXX tạm dừng phiên tòa, để hai bên có thời gian ngồi lại với nhau nhằm đưa ra phương án hòa giải.

Sau khi hội ý, HĐXX đồng ý với đề nghị của hai bên đương sự và quyết định tạm dừng phiên tòa, thời gian tạm dừng không quá 1 tháng và sẽ được thông báo lịch xử sau.

Như đã thông tin trước đó, nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Vinasun cho rằng phía GrabTaxi đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống như Vinasun.

Phía Công ty Ánh Dương cho rằng, nếu Grab muốn chạy chương trình khuyến mại thì đơn vị phải đăng ký với sở Công thương. Tuy nhiên, phía Grab không đăng ký mà triển khai các chương trình khuyến mại tràn lan, liên tục.

Phía Vinasun cho rằng, Grab không thuộc “kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và vi phạm “Đề án 24” của Bộ GTVT. Đông thời, Grab phá vỡ quy hoạch về giao thông đô thị, gây thiệt hại không chỉ cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi mà còn xâm hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội…

Theo đó, Vinasun yêu cầu Grab bồi thường 41,2 tỉ đồng vì đã khiến đơn vị này giảm doanh số, làm cho 8.000 lao động mất việc làm.

Trong các phiên toà diễn ra trước đó, đại diện Vinasun vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu Grab bồi thường thiệt hại và hoàn toàn đồng ý kết quả giám định và văn bản giải thích của Công ty Cửu Long.

Vinasung khẳng định chính bởi sự xâm nhập trái pháp luật của Grab vào thị trường taxi, các chương trình khuyến mãi tràn lan, cuốc xe 0 đồng của doanh nghiệp này đã khiến khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của Grab, gây thiệt hại cho Vinasun.

Trái ngược với quan điểm của nguyên đơn, Grab không đồng ý với bản giám định của Công ty Cửu Long. Grab cho rằng kết luận giám định của Công ty Cửu Long đã không chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của Grab đối với thiệt hại của Vinasun. Đồng thời, bản giám định không chính xác và xuất hiện nhiều mâu thuẫn nên đề nghị giám định lại.

grab va vinasun bat ngo muon hoa giai Bị Grab nói lập luận về cổ tức không chính xác, Vinasun 'phản pháo': 'Cần có học vấn và kiến thức mới hiểu được'

Trước việc Grab cho rằng những lập luận liên quan đến cổ phiếu, cổ tức mà phía luật sư Vinasun đưa ra là không chính ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.