Bloomberg: Thiếu thịt lợn, Việt Nam sẽ tăng cường nhập khẩu khi Tết Nguyên đán sắp đến gần

Thị trường có thể sẽ thiếu hụt 200.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 11 đến cuối tháng 1/2020, theo ước tính của Chính phủ.
avatar_1574841833692

Một người phụ nữ đang cân nhắc mua hàng tại quầy đông lạnh một cửa hàng tạp hóa tại TP HCM. (Ảnh: Bloomberg).

Theo Bloomberg, người dân Việt Nam có thể không được thưởng thức các món ăn truyền thống, liên quan đến thịt lợn, vào dịp Tết Nguyên đán này, khi dịch tả lợn châu Phi đã cắt giảm đàn gia súc và gây ra tình trạng thiếu hụt trên toàn Việt Nam.

Trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung và hạ nhiệt đà tăng của giá thịt lợn, vốn góp phần khiến lạm phát gia tăng, chính phủ các đã yêu cầu các bộ tăng cường nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn cao điểm năm mới.

Thị trường có thể sẽ thiếu hụt 200.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 11 đến cuối tháng 1/2020, theo ước tính của Chính phủ.

Sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn đồng nghĩa với việc nhập khẩu có thể sẽ tăng mạnh vào cuối năm nay. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ nhập khoảng 15.000 tấn, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Việt Nam có thể sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia cũng coi thịt lợn là lẽ sống, trong nhập khẩu mặt hàng này nhằm giúp duy trì giá cả.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu thịt lợn cũng chưa hẳn là một giải pháp tốt. Thịt nhập khẩu thường là đông lạnh, và mà đại bộ phận người dân Việt Nam thì không thích điều này.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc điều hành của Công ty Xuất nhập khẩu Hồng Linh tại TP HCM, cho biết. “Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu chỉ chiếm 2% lượng tiêu thụ”.

Bloomberg: Thiếu thịt lợn, Việt Nam sẽ tăng cường nhập khẩu khi Tết Nguyên đán sắp đến gần - Ảnh 2.

Một sạp thịt lợn tại một ngôi chợ ở Hà Nội. (Ảnh: Bloomberg).

Theo các nhà phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect, việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh có thể được dành cho các bếp ăn công nghiệp. Các nhà phân tích của công ty chứng khoán có trụ sở tại Hà Nội, nhận định rằng tác động của dịch tả lợn châu Phi có thể  sẽ không kéo dài lâu. Nhập khẩu thịt lợn được dự báo sẽ trở lại mức ổn định 0,5% nhu cầu thịt vào cuối năm 2020 và sẽ tăng lên khoảng 3-4% vào năm sau đó, các nhà phân tích cho biết thêm.

Nguồn cung cấp lợn hiện hầu hết đến từ các trang trại và công ty lớn vì hoạt động nuôi lợn của các hộ gia đình ở các khu vực bị ảnh hưởng hầu như đã bị ngưng lại, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giá thịt lợn hơi tháng này đã tăng lên gần 80.000 đồng/kg, tăng gần 30% so với một năm trước vì thiếu hụt, ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết.

Dịch tả lợn châu Phi bắt đầu bùng phát tại Việt Nam vào tháng 2/2019, khiến cho 5,9 triệu con lợn chết hoặc bị thiêu hủy tới giữa tháng 11. Tổng nguồn cung thịt lợn ước tính sẽ giảm 4% xuống còn 5,14 triệu tấn trong năm nay, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sản lượng thịt lợn có thể giảm 10% so với một năm trước, tương đương 380.000 tấn.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.