Bỏ biên chế giáo viên: 'Coi chừng hại cả một thế hệ về sau'

Có ý kiến cho rằng, "bỏ biên chế giáo viên" sẽ làm phá vỡ cấu trúc của hệ thống giáo dục và có thể sẽ hại cho cả thế hệ về sau.
bo bien che giao vien coi chung hai ca mot the he ve sau 'Bỏ biên chế giáo viên': Giáo viên không đạt sẽ ra khỏi ngành
bo bien che giao vien coi chung hai ca mot the he ve sau Bỏ biên chế giáo viên: Còn ai dám lên vùng cao ‘gieo chữ’?
bo bien che giao vien coi chung hai ca mot the he ve sau Bỏ biên chế: Cơ quan Bộ Giáo dục - Đào tạo hãy thí điểm đầu tiên!
bo bien che giao vien coi chung hai ca mot the he ve sau Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ thí điểm bỏ biên chế ở những trường có thương hiệu

Thời gian gần đây, vấn đề "bỏ biên chế giáo viên" và "quyết tâm loại bỏ những giáo viên không đủ năng lực ra khỏi ngành" của Bộ GD&ĐT vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.

Góp ý về vấn đề này, thầy giáo Vì Văn Tiên - giáo viên Trường Tiểu học Chiềng Đen, TP Sơn La (tỉnh Sơn La) đã gửi đến chúng tôi một số ý kiến tâm huyết.

bo bien che giao vien coi chung hai ca mot the he ve sau
Thầy giáo Vì Văn Tiên - giáo viên Trường Tiểu học Chiềng Đen, TP Sơn La (tỉnh Sơn La). Ảnh: NVCC.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Vì Văn Tiên cho rằng: "Tất cả các ngành nghề ở mọi lĩnh vực, chúng ta đều phải trải qua theo đúng quy luật là học - hành. Hay nói cách khác là đều phải trải qua giáo dục ít nhất là từ căn bản rồi mới có thể thực hiện được công việc. Dễ hiểu rằng, muốn biết thì trước tiên là phải học.

Có hai nghề được tôn vinh nhất và đồng thời cũng nguy hiểm nhất là nghề y và nghề giáo. Nếu thầy thuốc mà kê đơn thuốc sai sẽ giết chết người ngay lập tức, người thầy mà dạy sai thì sẽ giết chết cả thế hệ về sau. Còn đổi mới, cải cách với những chính sách sai lệch thì tình trạng sẽ càng xấu thêm, rối ren và trầm trọng hơn".

Cũng theo thầy Tiên, việc loại bỏ những giáo viên không đủ năng lực ra khỏi ngành giáo dục là điều cần thiết và cần phải lọc bỏ để nền giáo dục của đất nước được phát triển. Hiển nhiên, muốn đất nước phát triển thì cần phải có người tài nhưng phải có đức.

Bỏ biên chế để thay bằng chế độ hợp đồng (hay gọi là cải cách hay đổi mới hiện nay) là điều vô lý. Nó sẽ trở thành “thương mại hóa giáo dục” và sẽ mang tính chất thu lợi nhuận. Điều này hiển nhiên là lãi thì anh có lời, còn lỗ thì giáo viên và học sinh - những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước phải gánh chịu.

bo bien che giao vien coi chung hai ca mot the he ve sau
Một lớp học ở vùng cao Tây Bắc với điều kiện còn nhiều thiếu thốn. Ảnh tư liệu.

"Giáo dục là một ngành đặc thù, nó không giống như với các ngành khác. Giáo dục là phải mang tính bền vững, tính ổn định, tính hệ thống và phải có tính lâu dài. Bỏ biên chế sẽ phá vỡ cấu trúc của hệ thống giáo dục, có thể sẽ hại cho cả thế thệ về sau.

Đội ngũ giáo viên rất đông đảo, có ở trung tâm thành phố, thị trấn và cũng có ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có hoản cảnh đặc biệt khó khăn. Vận động học sinh đi học, đến trường, lớp còn khó khăn, điều này đồng nghĩa sẽ không có giáo viên ở những vùng đó khi mà bỏ biên chế", thầy giáo Vì Văn Tiên dẫn giải.

Bên cạnh đó, giáo viên này cũng cho biết, giáo dục một con người không phải là ngày một ngày hai, giáo dục mang tính lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời từng nói: "Dạy tiểu học cốt nhất giữ tuổi hồn nhiên cho các cháu, dạy trung học cốt nhất là dạy kiến thức cơ bản để học xong có thể làm việc được ngay, dạy đại học là đào tạo chuyên gia nên phải mang phong cách nghiên cứu".

"Thực tế, từ khâu đào tạo đến khâu tuyển dụng là rất có vấn đề chứ không phải vấn đề là biên chế hay không biên chế. Thực hành dân chủ rộng rãi là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề.

Lắng nghe ý kiến của triệu giáo viên ra sao, đó là chìa khóa vạn năng. Cải cách, đổi mới giáo dục theo tính hiện đại, văn minh để đáp ứng xu thế hội nhập trong khu vực. Phát triển đất nước là: Sàng lọc những thế mạnh của học sinh từ các cấp học rồi đào tạo một cách căn bản, chuyên sâu. Tôi nghĩ đây là điều cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay", thầy giáo Tiên chia sẻ thêm.

bo bien che giao vien coi chung hai ca mot the he ve sau Bỏ biên chế giáo viên: Còn ai dám lên vùng cao ‘gieo chữ’?

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Bộ GD&ĐT bỏ biên chế giáo viên thì liệu rằng, còn có ai dám lên vùng sâu vùng xa ...

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.