Bộ Công an đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/7/2021 và không có thời gian chuyển tiếp

Tại kì họp thứ 10 sáng 21/10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, cơ quan soạn thảo đã có lộ trình, quyết tâm và đề xuất triển khai ngay, không có qui định về chuyển tiếp khi Luật Cư trú sửa đổi có hiệu lực. Theo đó, sẽ bỏ phương thức quản lí qua Sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/7/2021.

Sáng 21/10, tiếp tục chương trình Kì họp thứ 10, Quốc hội thảo luận dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

Đề nghị cần có qui định chuyển tiếp, tránh gây khó cho dân

Theo TTXVN, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội đều tán thành với việc cần chuyển đổi sang phương thức quản lí cư trú mới và nhất trí qui định Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021 như đề xuất và cam kết của Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị trong dự thảo Luật cần có một số qui định có tính chất chuyển tiếp phù hợp để bảo đảm sự thích ứng kịp thời của các cơ quan nhà nước có liên quan, tránh làm phát sinh thêm thủ tục, gây khó khăn, phiền hà cho người dân.

Qua thảo luận, đa số ý kiến đề nghị cho phép người dân được tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình 2 phương án để Quốc hội thảo luận. 

Một là, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến ngày 31/12/2022. 

Hai là, bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy ngay từ 1/7/2021.

Bộ Công an mạnh dạn đề xuất bỏ ngay

Đề xuất bỏ ngay sổ hộ khẩu giấy từ 1/7/2021 và không có thời gian chuyển tiếp - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm. (Ảnh: Quochoi).

Phát biểu giải trình, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Cư trú hướng đến 3 mục tiêu: đảm bảo yêu cầu để không cản trở quyền tự do cư trú của công dân; xác định vị trí pháp lí cho công dân trên lãnh thổ Việt Nam, để thực hiện các giao dịch và phục vụ cuộc sống. Việc quản lí cư trú của các cơ quan nhà nước không được làm phiền hà, phức tạp, để tạo điều kiện cho người dân.

Về vấn đề chuyển tiếp khi Luật có hiệu lực, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, cơ quan soạn thảo đề nghị phương án: Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị kể từ thời điểm Luật có hiệu lực thi hành là từ ngày 1/7/2021; không có qui định về chuyển tiếp, cho phép người dân được tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú.

Đại tướng Tô Lâm cho biết theo kế hoạch, Bộ Công an đề nghị từ nay tới 1/7/2021, khi luật có hiệu lực, Bộ sẽ vận động để người dân đăng kí các loại giấy tờ theo căn cước công dân.

Đến nay, hơn 90% dữ liệu cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia đã thu thập xong, đang thẩm định, phúc tra lại và đưa vào hệ thống. Mục đích là đến ngày 1/7/2021, các phương thức quản lí liên quan đến Sổ hộ khẩu, căn cước công dân triển khai đồng bộ. 

"Chúng tôi đã có lộ trình, bước đi và mạnh dạn đề xuất triển khai ngay, không có qui định về chuyển tiếp khi Luật Cư trú sửa đổi có hiệu lực", Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, việc xây dựng Chính phủ điện tử cũng dựa trên các cơ sở này, nếu Quốc hội giới hạn thời gian có hiệu lực như vậy, bắt buộc các Bộ, ngành phải phối hợp để hoàn thành.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.