Bộ Công Thương muốn định giá nhà máy 8.000 tỉ 'trùm mền'

Thông tin từ Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho biết đang lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc thẩm định giá với dự án Gang thép Thái Nguyên hiện đang "trùm mền".
bo cong thuong muon dinh gia nha may 8000 ti trum men

Ảnh: Dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng đang phơi mưa nắng. Ảnh tư liệu Tuổi trẻ

Để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án xử lý đối với Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 (Dự án) và phương án xử lý đối với Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Công ty), Bộ Công Thương cho biết đang lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc thẩm định giá đối với Dự án và của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.

Trước đó, báo Tuổi trẻ đã phản ánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đầu tư mở rộng giai đoạn hai nhà máy Thái Nguyên được phê duyệt năm 2005 với tổng vốn đầu tư là 3.843 tỉ đồng (cơ cấu nguồn vốn: 45% vay VDB, 45% Vietinbank và 10% vốn tự có của Chủ đầu tư), dự án có công suất 0,5 triệu tấn/năm. Công ty này đã ký hợp đồng với tổng thầu Tập đoàn Luyện Kim Trung Quốc (MCC) theo hình thức EPC.

Do sự biến động giá cả của thị trường và các cơ chế chính sách của Nhà nước, quý I/2012 chủ đầu tư đã rà soát lại tổng mức đầu tư của Dự án, tổng mức đầu tư được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận với mức điều chỉnh là là 8.104 tỷ đồng và được HĐQT của Công ty cổ phần Gang thép thái Nguyên phê duyệt điều chỉnh vào tháng 4/2013.

Dự án gồm 02 gói thầu chính: Gói thầu EPC số 01 về dây chuyền công nghệ luyện kim khu vực Lưu Xá công suất 500.000 tấn phôi thép/năm và Gói thầu EPC số 02 khai thác và tuyển khoáng mỏ sắt Tiến Bộ với công suất 300.000 tấn quặng tinh/năm. Tháng 5 năm 2014, Nhà máy tuyển rửa quặng sắt mỏ Tiến Bộ đã hoàn thành và đưa vào sản xuất. Chỉ còn gói thầu EPC 01# đang dở dang và dừng thi công.

Được biết, gói thầu EPC số 1# dây chuyền khu vực Lưu Xá được tổ chức đấu thầu rộng rãi Quốc tế, Nhà thầu trúng thầu là MCC với giá trúng thầu là 160,8 triệu USD, ký hợp đồng ngày 12-7-2007 và được khởi công xây dựng vào ngày 29-9-2007 và dừng thi công từ táng 12-2012 đến nay do gặp khó khăn về vốn. Mặc dù đã giải ngân hàng nghìn tỉ đồng cho nhà thầu, nhưng từ khi rút vốn về nước đến nay, ở dự án Gang thép Thái Nguyên hàng nghìn tấn thiết bị vẫn nằm phơi nắng mưa, hoen gỉ, nhiều thiết bị đưa sang chưa được lắp đặt.

Tại Văn bản kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ về dự án Gang thép Thái Nguyên đưa ra vào tháng 5-2016, đã yêu cầu giao Bộ Công Thương phải thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập đánh giá toàn diện dự án, trong đó có cả phương án bán dự án, bán công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và phương án kêu gọi vốn đầu tư tiếp dự án 8.000 tỉ.

Tiếp tục khẳng định vấn đề này tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Công Thương ngày 12-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Không thể tiếp tục ném tiền vào những dự án Gang thép Thái Nguyên mấy nghìn tỉ”.

Trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, cho rằng phương án giải quyết các dự án nghìn tỉ đắp chiếu, trong đó có dự án Gang thép Thái Nguyên, phải trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn, bảo vệ lợi ích tài sản Nhà nước, phù hợp nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế. Theo đó, có thể tính tới bán dự án, thậm chí tuyên bố phá sản nếu cần thiết.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.