Bộ Công thương: Tỷ lệ hàng Việt không giảm tại các chuỗi siêu thị ngoại

Đây là thông tin được một quan chức của Bộ Công thương chia sẻ với báo chí sáng ngày 25/8 trước những lo ngại hàng Việt đang bị chèn ép ở các chuỗi phân phối có vốn đầu tư nước ngoài.

Trước những thông tin doanh nghiệp Việt Nam gần đây lên tiếng họ bị chuỗi siêu thị Big C sau khi được Tập đoàn Central Group (Thái Lan) thâu tóm gây khó dễ, tăng tỷ lệ chiết khấu, bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, cho biết tỷ lệ hàng Việt tại đây không thay đổi nhiểu. Qua phản ánh từ báo chí, Bộ Công thương đã nhiều lần làm việc với các chuỗi phân phối lớn, các công ty bán lẻ ngoại đã cam kết ưu tiên phân phối hàng Việt Nam và các Sở Công thương đã báo cáo rằng tỷ lệ hàng Việt ở đó không có nhiều thay đổi, bà Nga cho biết khi trao đổi với báo chí tại Hội thảo Tăng cường hợp tác Công-tư do USAID tổ chức ngày 25/8 tại Hà Nội.

“Mình đã làm việc và vận động họ cam kết tỷ hệ hàng Việt trên 80%. Họ cũng chính là đối tượng của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. “Bản thân họ cũng công nhận rằng phân phối hàng Việt đã đem lại lợi nhuận tốt và phát triển hệ thống thuận lợi do thu mua hàng tại chỗ rẻ”, bà Nga nói.

bo cong thuong ty le hang viet khong giam tai cac chuoi sieu thi ngoai

Bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương.

Bà Nga cũng cho biết thêm, Chính phủ có thể kiểm soát được các doanh nghiệp bán lẻ của nước ngoài, thông qua Luật Quản lý cạnh tranh, Quản lý giá, và nhiều luật khác.

Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận là “còn nhiều việc phải làm” để hàng Việt có chỗ đứng vững chắc ngay ở thị trường trong nước, bởi trong quá trình hội nhập, hàng nước ngoài sẽ vào Việt Nam. “Mình không thể làm cho hàng Việt Nam đi khắp nơi và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Chuyện giao lưu là có nhưng giữ tỷ lệ như thế nào để người Việt Nam có công ăn việc làm, doanh nghiệp Việt Nam phát triển là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và có sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân”. Khi người dân ủng hộ mua hàng sản xuất trong nước, doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng, mẫu mã. “Đứng trước hai sản phẩm có chất lượng ngang nhau, người dân sẽ chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn và mẫu mã đẹp hơn”, bà nói thêm. Được hỏi về kết quả của hợp tác công tư trong việc kết nối, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, bà Nga cho biết, hoạt động kết nối hàng Việt với người tiêu dùng được đánh giá là hiệu quả và được cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ. “Đây gần như là một cuộc marketing lớn ở phạm vi quốc gia, có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, sự hưởng ứng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Sau 7 năm phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỷ lệ hàng Việt Nam trong các chuỗi phân phối đã đạt hơn 80%, thậm chí đạt trên 90% tại một số chuỗi siêu lớn nước như Saigon Co.op và Hapro. Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao ở các hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, các chuỗi cửa hàng chuyên doanh hàng nông sản. Bộ đã có các chương trình kết nối hàng Việt vào các chuỗi siêu thị lớn như Saigon Co.op, Big C và Vinmart.

bo cong thuong ty le hang viet khong giam tai cac chuoi sieu thi ngoai

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa.

Đề cập đến những trở ngại đối với việc hợp tác công tư, bà Nga nói rằng nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất mà chưa chủ động tiếp cận thông tin về các chương trình, chưa đón nhận được sự hỗ trợ và khó khăn về nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý, bán hàng.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, bà Nga cho biết, Bộ Công thương sẽ hoàn thiện chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, nhằm tổ chức lại thị trường trong nước để mở rộng sự tiếp cận và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội. Một bước khác là cần đẩy mạnh đưa hàng Việt vào các chợ truyền thống, hiện lên tới 8.660 chợ. Tỷ lệ hàng Việt ở đó đã lên đến 80-90%, nhưng vẫn có một số mặt hàng như giày dép mới chỉ có 60% xuất xứ trong nước.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành văn bản yêu cầu công tác đấu thầu về tài sản công phải ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Hiện Bộ Công thương đang xây dựng một danh mục gồm các nguyên liệu, máy móc và thiết bị để các cơ sở sản xuất ưu tiên sử dụng như nguyên liệu đầu vào.

Nữ sẽ “cầm trịch” hơn một phần ba số doanh nghiệp Việt Nam

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và dự kiến đạt trên 35% vào năm 2020. Như vậy, theo mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 35/2016 của Chính phủ, đến năm 2020 ước tính Việt Nam sẽ có ít nhất 350 nghìn doanh nghiệp do nữ làm chủ. Con số này tăng so với 65 nghìn nữ làm chủ doanh nghiệp năm 2010 và 91 nghìn người năm 2015. Tuy nhiên, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa không cung cấp số liệu về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp do nữ “cầm cương”.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.