Bộ GTVT đề nghị sớm di dời phố cà phê đường tàu

Thay vì cho hợp thức hóa hoạt động kinh doanh tại phố cà phê đường tàu, Bộ GTVT đề nghị Hà Nội sớm di dời, tái định cư cho các hộ dân để trả lại hành lang đường sắt.

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng về việc đảm bảo an toàn giao thông và phát triển du lịch tại tuyến đường tàu nội thành Hà Nội.

Theo đó, Bộ GTVT coi hoạt động buôn bán, kinh doanh của người dân sát 2 bên đường tàu qua quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng là vi phạm nghiêm trọng, cần phải chấn chỉnh.

Bộ GTVT đề nghị sớm di dời phố cà phê đường tàu - Ảnh 1.

Chụp ảnh tại phố cà phê đường tàu chở thành hoạt động ưa thích của du khách thi đặt chân đến Hà Nội. (Ảnh: Duy Hiệu).

Ủng hộ các hộ dân kinh doanh phát triển du lịch nhưng Bộ GTVT cho rằng phải đảm bảo trật tự an ninh, an toàn cho du khách và an toàn chạy tàu. Thay vì cho hợp thức hóa hoạt động kinh doanh tại đây, cơ quan này đề nghị Hà Nội sớm di dời, tái định cư cho các hộ dân để trả lại hành lang đường sắt.

Bộ GTVT cũng đề nghị UBND Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu bố trí khu vực hợp ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường sắt để người dân kinh doanh.

Phố cà phê đường tàu nằm rải rác từ ga Long Biên đến ga Hà Nội nhưng chủ yếu tập trung tại khu vực Phùng Hưng, Trần Phú, Khâm Thiên... Theo Nghị định 39 và Luật Đường sắt, hầu hết hàng quán vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Ngày 10/10, TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xử , giải tỏa các hoạt động kinh doanh, du lịch tại phố cà phê đường tàu. Thời gian qua, các hộ dân cơ bản chấp hành yêu cầu của chính quyền. Tuy nhiên, họ đã gửi đơn thư với nguyện vọng được khôi phục lại điểm kinh doanh thu hút khách du lịch này.

Bộ GTVT đề nghị sớm di dời phố cà phê đường tàu - Ảnh 2.

Phố cà phê đường tàu đóng cửa im lìm sau khi cơ quan chức năng xử , giải tỏa hoạt động kinh doanh. (Ảnh: Việt Linh).

Trong đơn gửi cơ quan chức năng, các hộ kinh doanh nói nếu phố cà phê đường tàu được khôi phục, họ cam kết tuân thủ hoạt động trong phạm vi an toàn tối thiểu cách 1,5 m tính từ đường ray và chỉ kinh doanh trong nhà. Camera giám sát và biển cảnh báo song ngữ cũng sẽ được lắp đặt kèm loa phát cảnh báo khi tàu đến.

Sau lá đơn thứ 2 của người dân, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Bộ GTVT, UBND Hà Nội xem xét xử kiến nghị của người dân và nghiên cứu giải pháp lâu dài thực hiện di dời, tái định cư các hộ sinh sống, kinh doanh trong khu vực hành lang ATGT đường sắt, bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Đường sắt và ổn định đời sống nhân dân.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.