Bộ GTVT kiến nghị cho trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại

Bộ GTVT cho rằng dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang) phải dừngthu gần hai năm, nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn và ngân hàng cho vay vốn longại về khả năng thu hồi vốn.

Ngày 13/5, Bộ GTVT xác nhận vừa có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc cho phép triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) theo phương án đã được Thủ tướng có ý kiến.

Theo đó, hơn một năm tạm dừng thu phí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (từ 4/12/2017), Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương và nhà đầu tư đã vào cuộc tích cực nhằm tìm hướng xử lý, tháo gỡ vướng mắc cho dự án.

Bộ GTVT kiến nghị cho trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại - Ảnh 1.

Trạm thu phí BOT Cai Lậy đã đầu tư xong nhưng đến nay chưa được thu phí.

Ngoài đưa ra các giải pháp, dự án BOT Cai Lậy được Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ KH-ĐT, Thanh tra Bộ GTVT, đặc biệt là Kiểm toán Nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm toán toàn diện.

Trong các kết luận thanh tra, kiểm toán, các cơ quan có thẩm quyền đều đánh giá dự án BOT Cai Lậy triển khai thực hiện đúng trình tự, thủ tục, tuân thủ quy định của pháp luật.

Dự án đầu tư bằng hình thức BOT là cần thiết và phù hợp với quy định hiện hành, công trình mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Vị trí trạm thu phí hiện nay nằm trong phạm vi đầu tư của công trình và đã được sự chấp thuận của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai đầu tư.

Sau nhiều cuộc họp, ngày 20/12/2018, tại văn bản 100 Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT triển khai theo phương án giữ nguyên trạm Cai Lậy như hiện nay và thực hiện miễn giảm giá vé cho các phương tiện.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan triển khai đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn tuyến của dự án…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, lãnh đạo Bộ GTVT trực tiếp làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang, sau khi họp bàn, chính quyền địa phương đã thống nhất bằng văn bản với Bộ GTVT phương án thu phí trở lại BOT Cai Lậy.

Về việc miễn giảm giá vé, Bộ GTVT đã có văn bản chấp thuận giảm giá chung cho các phương tiện và mở rộng vùng miễn giảm giá dịch vụ cho các phương tiện lân cận.

Cụ thể, giảm giá tối đa cho tất cả các phương tiện qua trạm (xe nhóm 1 từ 35.000 đồng/lượt xuống 15.000 đồng/lượt, tương ứng giảm 57%...). Đây là mức thu thấp nhất trên toàn tuyến quốc lộ 1.

Đặc biệt, phạm vi miễn giảm giá cho các phương tiện lân cận trạm thu phí Cai Lậy cũng lớn nhất so với các trạm thu phí khác trên cả nước, hiện nay với 41 xã, phường, thị trấn được miễn, giảm giá.

Theo Bộ GTVT, đến thời điểm hiện tại, dự án đã phải dừng thu gần hai năm, nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn và ngân hàng cho vay vốn lo ngại về khả năng thu hồi vốn.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết về khả năng phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu và đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc.

“Vì vậy, Bộ GTVT báo cáo Phó Thủ tướng cho phép triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm Cai Lậy theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến”, Bộ GTVT nhấn mạnh.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.