Bộ GTVT tiết lộ khó khăn lớn nhất ở dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Đối với đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT cho biết, dự án còn nhiều nội dung "tuy không lớn nhưng chưa thể hoàn thành, chưa đủ điều kiện nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác thương mại" và "khó khăn lớn nhất là thiếu minh chứng thể hiện sự quyết tâm hoàn thành trọn vẹn của Tổng thầu.
Bộ GTVT tiết lộ khó khăn lớn nhất ở dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 1.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa rõ bao giờ khai thác thương mại. (Ảnh: Di Linh).

Khó khăn lớn nhất của đường sắt Cát Linh - Hà Đông là gì?

Ngày 5/12, Bộ GTVT có thông tin về tình hình thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của ngành trong đó có đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Cụ thể, Bộ GTVT cho biết, đến nay, công tác xây dựng đã hoàn thành hơn 99% khối lượng công việc, còn lại liên quan đến chỉnh sửa hoàn thiện phần kiên trúc các nhà ga khu Depot (sơn sửa lại, lát lại gạch bị sứt mẻ...).

Về thiết bị, Bộ cho biết đã nhập khẩu, vận chuyển đến công trường khoảng 99%, còn 1% hiện chưa mua sắm (trong nước) liên quan đến phương tiện, cần cầu trang bị bàn ghế.

Thiết bị đã lắp đặt hoàn thành khoảng 97%, còn lại 2% thiết bị chưa lắp đặt không liên quan đến hoạt động chạy tàu thuộc hạng mục thiết bị công nghệ Depot chưa lắp đặt và 1% thiết bị các hạng mục AFC, Thông tin cần phải thay thế do vấn đề thông số kĩ thuật chưa đạt.

Về công tác giải ngân, Bộ cho biết, giải ngân từ đầu tư án là 14.294,9 tỉ VNĐ/15.085 tỉ đồng (94,8%); Giải ngân năm 2019 là 193,4/983 tỉ đồng (đạt 19,7%).

Đáng chú ý, Bộ cho biết, dự án còn nhiều nội dung "tuy không lớn nhưng chưa thể hoàn thành, chưa đủ điều kiện nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác thương mại".

"Khó khăn lớn nhất là thiếu minh chứng thể hiện sự quyết tâm hoàn thành trọn vẹn của Tổng thầu", Bộ GTVT cho hay.

Ngoài ra, Bộ GTVT cho biết các vướng mắc về xác định trọn gói, xử lí chi phí phát sinh và đặc biệt việc xử lí theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước cũng cần thời gian để giải quyết.

"Bộ GTVT đã thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Chính phủ về các khó khăn vướng mắc liên quan đến dự án và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tuớng Chính phủ", Bộ GTVT thông tin.

Bộ GTVT cho biết thời gian qua đã đã tích cực phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để tiếp tục giải quyết, xử lí các khó khăn liên quan đến dự án như làm việc vói Bộ Xây dựng, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước về định mức, dự toán, công tác nghiệm thu bàn giao dự án.

Bộ cũng làm việc với Bộ Ngoại giao nhờ can thiệp bằng kênh ngoại giao với các cơ quan cấp cao phía Trung Quốc (như Đại sứ quán, Nhà tài trợ) đế thúc đẩy chỉ đạo từ cấp cao phía Trung Quốc tác động tới Tổng thầu nhằm tăng cường nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành toàn bộ các hạng mục còn lại của dự án.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT tiếp tục làm việc với Bộ Tư pháp để cung cấp các thông tin liên quan đến thủ tục pháp lí của dự án nhằm tháo gỡ các khó khăn về pháp lí.

Bộ GTVT tiết lộ khó khăn lớn nhất ở dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 2.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có nhiều vướng mắc. (Ảnh minh họa: Di Linh).

Nhiều vướng mắc ở đường sắt Cát Linh - Hà Đông cần giải quyết

Bộ GTVT cũng đưa ra các tồn tại, vướng mắc đang giải quyết tiếp như đánh giá an toàn hệ thống (hoàn tất đánh giá an toàn của đoàn tàu; cung cấp đủ các chứng chỉ mức độ an toàn, cung cấp đủ các chứng chỉ, hồ sơ tài liệu kĩ thuật, thử nghiệm thí nghiệm an toàn của một số thiết bị hệ thống tín hiệu điều khiển, hệ thông quản lí an toàn vận hành).

Khắc phục các khiếm khuyết về kĩ thuật (một số thiết bị công nghệ khu Depot; khắc phục tính năng phần mềm và máy chủ hệ thông; máy chủ thông tin tiền trạm của hạng mục AFC).

Hoàn tất hồ sơ phục vụ nghiệm thu bàn giao (tập hợp đầy đủ hồ sơ hoàn công, qui trình hệ thống quản lí vận hành an toàn SMS, nghiệm thu chuyên biệt về PCCC và Môi trường).

Các vướng mắc về giải ngân thanh toán với Tổng thâu theo yêu cầu thực hiện giảm trừ theo Kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Bộ GTVT cũng tiếp tục giải quyết các tồn tại, hạn chế mà kết luận của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra trong quá trình thực hiện.

Đồng thời, Bộ GTVT chỉ đạo tập trung tiến hành vận hành thử toàn hệ thống và hoàn thiện các công việc liên quan đến đánh giá an toàn để nghiệm thu bàn giao theo hướng:

Ưu tiên tập trung giải quyết các công việc liên quan yếu tố an toàn hệ thống và khắc phục trong quá trình vận hành thử toàn hệ thống như đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống (đoàn tàu và hệ thống tín hiệu ở mức cơ bản đủ cho vận hành khai thác).

Hoàn thiện mĩ quan kiến trúc, hoàn thiện hồ sơ hoàn công, hồ sơ nghiệm thu, qui trình vận hành, bảo trì... đảm bảo đủ điều kiện tối thiếu để bàn giao đưa vào vận hành khai thác sau khi vận hành thử toàn hệ thống có kết quả đạt yêu cầu.

Bộ này cũng cho biết các tồn tại về an toàn phải có biện pháp khắc phục trước khi nghiệm thu bàn giao dự án chính thức.

Bộ GTVT cũng kiến nghị chỉ đạo Tổng thầu khẩn trương và nghiêm túc thực hiện các vấn đề đã thống nhất, tăng cường nhân lực đẩy nhanh công tác thi công đảm bảo hoàn thành các hạng mục công việc theo mốc tiến độ đã cam kết.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.