Bỏ phiếu bầu cử tổng thống Mỹ qua thư diễn ra thế nào, nguy cơ gian lận đến đâu?

Tổng thống Trump nhiều lần phản đối bỏ phiếu qua thư và tuyên bố hình thức này sẽ dẫn tới gian lận lớn nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ. Ông Trump được cho là đã chuẩn bị sẵn để khởi kiện nếu nghi ngờ kết quả bầu cử. Liệu bỏ phiếu qua thư có phải mối nguy với cuộc bầu cử không?
Bỏ phiếu qua thư có dẫn tới gian lận hoặc gây bất lợi cho ông Trump không? - Ảnh 1.

Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Guardian).

Cuộc đua vào Nhà Trắng 2020 không giống như bất kì cuộc bầu cử nào nước Mỹ từng chứng kiến.

Theo dữ liệu của Dự án Bầu cử Mỹ từ Giáo sư Michael McDonald thuộc Đại học Florida, tính đến nay đã có 61 triệu người bỏ phiếu sớm. Vẫn còn một tuần trước ngày bầu cử nhưng con số trên đã vượt quá tổng số phiếu bầu sớm của năm 2016.

Nhưng có lẽ điều đáng ngạc nhiên hơn cả là có tới gần 87 triệu người yêu cầu được bỏ phiếu qua thư và hơn 21 triệu người đã gửi lá phiếu đi. Những con số này được ghi nhận sau khi Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa dành nhiều tháng trời cáo buộc bỏ phiếu qua thư dẫn đến gian lận.

Liệu bỏ phiếu qua thư có phải mối nguy với cuộc bầu cử không? Tờ Guardian giải thích một số câu hỏi quan trọng như sau:

Bỏ phiếu qua thư là gì và tại sao lại trở thành vấn đề lớn trong năm nay?

Bỏ phiếu qua thư là qui trình cử tri bỏ phiếu mà không cần trực tiếp xuất hiện tại địa điểm đặt thùng phiếu. Mọi bang đều cho phép cử tri bỏ phiếu qua thư theo một hình thức nào đó, tuy nhiên các qui định và điều kiện có thể rất khác biệt.

Ngoại trừ một vài bang, cử tri được yêu cầu nộp đơn để bỏ phiếu qua thư. Mỗi người sẽ nhận được một lá phiếu sau khi các quan chức bầu cử xác minh họ đủ điều kiện.

Một số bang gồm Washington, Oregon và Colorado tự động gửi lá phiếu qua đường bưu điện cho tất cả cử tri đủ điều kiện.

Theo dữ liệu liên bang, khoảng 1/4 tổng số phiếu năm 2016 và 2018 được gửi qua thư. Nhưng tỉ lệ trong năm nay sẽ còn cao hơn vì nhiều người sợ lây nhiễm Covid-19 khi đi bỏ phiếu trực tiếp. Giáo sư McDonald của Đại học Florida ước tính tỉ lệ bỏ phiếu qua thư sẽ lên đến 50% trong năm nay. 

Nhiều người lo ngại liệu các bang có thể tổ chức bầu cử suôn sẻ hay không. Nhiều bang không quen xử lí khối lượng lớn phiếu bầu gửi qua thư. Các văn phòng bầu cử thiếu hụt nhân viên và cạn kiệt ngân sách sẽ phải rất khó khăn để đáp ứng công việc. 

Trung tâm Công lí Brennan ước tính các bang cần 4 tỉ USD để tiến hành bầu cử thành công, tuy nhiên Quốc hội Mỹ chỉ phân bổ khoảng 400 triệu USD.

Vì sao nhiều người vẫn phải xếp hàng dài để bỏ phiếu?

Rất nhiều người Mỹ vẫn tự mình đi bỏ phiếu, nguyên nhân có thể là vì họ không nhận được lá phiếu trước ngày bầu cử hoặc muốn tự tay bỏ phiếu vào hòm. Ngoài ra còn có một loạt cử tri mới chưa từng đi bầu trong năm 2016.

Tìm ra cách để phục vụ những cử tri tự đi bỏ phiếu là một trong những thách thức lớn mà các quan chức bầu cử phải giải quyết. Nhân viên tại các điểm thu nhận phiếu bầu thường lớn tuổi, nhiều người đã bỏ việc trong năm nay vì sợ nhiễm Covid-19.

Những địa điểm như trường học và nhà dưỡng lão thường được tận dụng làm nơi bỏ phiếu cũng không sẵn sàng mở cửa cho công chúng như trước đây. Khó khăn này buộc quan chức bầu cử phải giảm đáng kể địa điểm bỏ phiếu.

Bỏ phiếu qua thư có làm tổn hại cơ hội đắc cử của ông Trump không?

Không một bằng chứng nào cho thấy bỏ phiếu qua thư có lợi hơn cho Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa. Cho đến nay, Đảng Dân chủ có vẻ có lợi thế khi tính phiếu bầu qua thư, nhưng một phần là vì ông Trump đã cảnh báo những người ủng hộ ông không dùng hệ thống này.

Tại một số nơi, Đảng Cộng hòa từ lâu đã dùng bỏ phiếu qua thư làm chiến lược thuyết phục cử tri bỏ phiếu. Ở một số bang "chiến địa" như Florida và Pennsylvania, Đảng Cộng hòa đã khuyến khích cử tri bỏ phiếu qua thư trong những tháng gần đây.

Việc ông Trump phản đối bỏ phiếu qua thư có vẻ được thúc đẩy bởi niềm tin rằng số phiếu bầu tăng lên sẽ gây tổn hại cho Đảng Cộng hòa. Hồi tháng 3, ông Trump nói: "Có những thứ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử như là tỉ lệ cử tri bỏ phiếu. Nếu các bạn đồng ý với việc bỏ phiếu qua thư thì sẽ không bao giờ có một thành viên Đảng Cộng hòa nào được bầu ở đất nước này nữa".

Liệu bỏ phiếu qua thư có khiến gian lận tăng?

Gian lận phiếu bầu cực kì hiếm và chỉ xảy ra riêng lẻ. Điều này cũng đúng với trường hợp bỏ phiếu qua thư. Phân tích về các trường hợp gian lận phiếu bầu của Heritage Foundation cho thấy trong 20 năm qua chỉ có 143 trường hợp bị kết án hình sự liên quan đến bỏ phiếu qua thư, tương đương 0,00006% tổng số phiếu.

Phân tích của Washington Post ở các bang tiến hành bỏ phiếu hoàn toàn qua đường bưu điện gần như không tìm thấy bằng chứng về gian lận.

Các quan chức bầu cử sử dụng vài biện pháp để ngăn chặn gian lận. Một số bang cho phép cử tri theo dõi lá phiếu của họ. Quan chức bầu cử cũng so sánh chữ kí trên phong bì bỏ phiếu để xác minh danh tính cử tri. Phiếu bầu có thể bị từ chối dù cử tri chỉ mắc sai lầm nhỏ khi điền thông tin vào phong bì đi kèm.

Chúng ta có thể biết được ai chiến thắng trong Ngày bầu cử không?

Ngoại trừ trường hợp kết quả cực kì chênh lệch, khó có khả năng nước Mỹ và thế giới biết được ai là người thắng cuộc bầu cử tổng thống đúng vào hôm 3/11. Có thể sẽ có một lượng lớn lá phiếu đến vào ngày bầu cử hoặc những ngày sau. Quan chức bầu cử sẽ mất ít nhất vài ngày để tiếp tục xác minh, mở và đếm những lá phiếu đó.

Ở một số bang gồm Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, quan chức bầu cử chỉ được bắt đầu kiểm phiếu vào Ngày bầu cử, càng làm tăng thêm sự chậm trễ hơn nữa.

Cần phải có thời gian để kiểm phiếu bầu qua thư và quan chức bầu cử phải thận trọng để có kết quả đúng. Nhưng ông Trump đã thể hiện rõ ý định phản đối kết quả của cuộc bầu cử, làm dấy lên lo ngại về tính toàn vẹn của các lá phiếu gửi qua thư. Ông Trump còn tuyên bố chiến thắng của ông có thể bị đánh cắp vì gian lận.

Chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump và Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa được cho là đang chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lí "kéo dài nhiều tuần" sau cuộc bầu cử nếu họ nghi ngờ kết quả.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.