Bộ Quốc phòng Nga nêu hàng loạt nghi vấn về tên lửa được cho là bắn hạ MH17

Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo nêu những nghi vấn về động cơ tên lửa được trưng bày trong cuộc họp báo ngày 24/5 và được Đội điều tra hỗn hợp của Hà Lan sử dụng làm bằng chứng cáo buộc Nga có liên quan đến thảm họa MH17.

“Bộ Quốc phòng Nga đang phân tích các đoạn video được trình chiếu ngày 24/5 tại cuộc họp báo của Đội điều tra hỗn hợp của Hà Lan, vốn chịu trách nhiệm trong việc điều tra vụ máy bay Boeing bị rơi ở Ukraine năm 2014”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố số hiệu đặc biệt trên tên lửa được cho là bắn hạ máy bay MH17 cho thấy tên lửa này được sản xuất tại Liên Xô vào năm 1986.

Toàn bộ những tên lửa này đều bị Nga loại biên vào năm 2011, do đó không thể có chuyện lữ đoàn tên lửa Nga bắn hạ máy bay MH17 như Hà Lan cáo buộc.

“Sau 25 năm sử dụng, toàn bộ các tên lửa của hệ thống Buk đều được loại khỏi biên chế và tháo dỡ, việc tiếp tục sử dụng những tên lửa này gây ra mối đe dọa trực tiếp tới tính mạng của các quân nhân.

Thời hạn tối đa của tên lửa và động cơ mà ủy ban của Hà Lan đưa ra ngày 24/5 là động cơ từ năm 1986, sau năm 2011, toàn bộ tên lửa sản xuất trong năm đó đều bị thu hồi, loại biên và tháo dỡ”, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga.

bo quoc phong nga neu hang loat nghi van ve ten lua duoc cho la ban ha mh17
Mảnh tên lửa hư hại nghi được dùng để bắn hạ máy bay MH17 (Ảnh: Reuters).

Đồng thời, thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cũng nhấn mạnh rằng ủy ban của Hà Lan đang cố tình bưng bít thông tin về nơi tìm thấy động cơ của tên lửa Buk được trưng bày vào ngày 24/5, cũng như thông tin về đơn vị bàn giao động cơ này.

“Tuy nhiên, người phát ngôn dường như không muốn nhắc đến thời điểm và vị trí động cơ này được tìm thấy, ai là người bàn giao thứ này cho ủy ban điều tra”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga có ghi.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Đội điều tra hỗn hợp của Hà Lan chỉ trưng ra vỏ của động cơ tên lửa Buk để có “bằng chứng” cho việc Nga có liên quan đến thảm kịch MH17.

Thông cáo này cũng nhấn mạnh rằng các nhà điều tra Hà Lan bưng bít nguồn gốc của động cơ tên lửa này bởi nó có thể từng thuộc lực lượng vũ trang Ukraine.

“Lý do duy nhất cho việc cố ý giữ im lặng về nguồn gốc của động cơ tên lửa được trưng bày, vốn được sản xuất năm 1986, của ủy ban điều tra Hà Lan là nó có thể thuộc về các lực lượng vũ trang Ukraine”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga kết luận.

bo quoc phong nga neu hang loat nghi van ve ten lua duoc cho la ban ha mh17 Hà Lan, Australia: Nga phải chịu trách nhiệm vụ rơi máy bay MH17

Hà Lan và Australia khẳng định Nga phải chịu trách nhiệm vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines hồi tháng 7/2014 ở miền Đông ...

bo quoc phong nga neu hang loat nghi van ve ten lua duoc cho la ban ha mh17 Phi công bị cáo buộc bắn rơi máy bay Malaysia Airlines MH17 đã tự sát

Viên phi công quân sự Ukraine bị Nga cáo buộc bắn rơi chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.