Bộ trưởng GTVT trả lời việc Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm 222 năm thu phí BOT

Bộ trưởng GTVT trả lời câu hỏi nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì người dân có phải trả tiền oan 222 năm của 61 dự án BOT không?

Bộ trưởng GTVT trả lời việc Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm 222 năm thu phí BOT - Ảnh 1.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. (Ảnh: Quốc hội).

Nếu Kiểm toán không kiên quyết, người dân có trả tiền oan 222 năm cho 61 dự án BOT?

Sáng 4/6, tại phiên chất vấn Bột trưởng GTVT, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho biết, Kiểm toán Nhà nước mới đây kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, kiến nghị giảm 222 năm thu phí.

"Trước đó, Bộ GTVT, KH&ĐT với nhiều lập luận cho rằng Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT này với lí do đây là dự án đầu tư tư nhân.

Tôi xin hỏi Bộ trưởng, vì sao 2 Bộ không muốn kiểm toán các dự án? Và nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì người dân có phải trả tiền oan 222 năm của 61 dự án không? Có lợi ích nhóm ở đây hay không", đại biểu Phương nói.

"Chúng tôi rất trân trọng sự giúp đỡ của Kiểm toán Nhà nước. Ngay từ khi dự án BOT triển khai, Bộ GTVT đã mời kiểm toán. Chủ doanh nghiệp BOT cũng trực tiếp mời kiểm toán vào cuộc kiểm toán chứ không phải là Bộ không đồng ý cho kiểm toán.

Chúng tôi chủ động mời, thậm chí là mời cả công an. Do đó, các dự án BOT được kiểm toán là gần như 100%.

Trong quá trình làm đã mời kiểm toán rồi. Số liệu 222 năm đại biểu phản ánh thì kì trước tôi đã trả lời.

Tức là theo qui định pháp luật, khi dự án được phê duyệt thì chúng tôi sẽ kí hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư. Nhà đầu tư triển khai xong phải thực hiện công tác quyết toán.

Căn cứ vào quyết toán thực thế để điều chỉnh hợp đồng vì hợp đồng cuối cùng mới là hợp đồng cho thu phí.

Nếu kiểm toán căn cứ vào dự án khi mới được phê duyệt thì có thể không đúng thực tế. Số liệu 222 năm là đúng nhưng đúng với dự án được duyệt, không phải thực tế", Bộ trưởng Thể trả lời đại biểu Phương.

Đáng chú ý, đại biểu Phương tranh luận rằng: "Bộ trưởng trả lời là không hề né tránh kiểm toán các dự án BOT giao thông mà đã chủ động mời Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán các dự án.

Có lẽ trả lời của Bộ trưởng không thật chính xác vì tôi đang ngồi cạnh đồng chí Tổng Kiểm toán Nhà nước. Thưa Bộ trưởng, Bộ chỉ mời kiểm toán 3 dự án là hầm Đèo Cả, Trung Lương - Mỹ Thuận và Bắc Giang - Lạng Sơn".

Theo đại biểu Phương, trước đó, Bộ GTVT cũng đồng ý đề nghị của Bộ KH&ĐT là không được kiểm toán các dự án BOT giao thông.

Trả lời đại biểu Phương, Bộ trưởng Thể nói: "Trong quá trình làm, chúng tôi có chỉ đạo nhà đầu tư chủ động mời kiểm toán vào ngay từ đầu.

Chúng tôi chỉ đạo chứ không phải các nhà đầu tư đồng loạt đi thuê kiểm toán. Hơn 50 dự án BOT Kiểm toán Nhà nước đã vào, làm cùng với nhà đầu tư từng dự án. Đây là sự chỉ đạo của Bộ. Do đó, chúng tôi nói là ngay từ đầu đã chủ động.

Với dự án nào dư luận phản ánh thì sẽ có sự kết hợp kiểm toán để làm rõ như các dự án đại biểu nêu".

Bộ trưởng GTVT trả lời việc Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm 222 năm thu phí BOT - Ảnh 2.

Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài. (Ảnh: Di Linh).

Cử tri vẫn lo lắng minh bạch BOT

Đối với vấn đề minh bạch BOT giao thông, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) cho biết Bộ có nhiều công văn giải trình việc thu phí.

"Tuy nhiên, cử tri vẫn lo lắng về tính minh bạch của BOT. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ cách thức công khai lưu lượng xe đi lại qua các trạm BOT", đại biểu Phúc nói.

Đối với các dự án BOT, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết về phần đầu vào, tức là công tác quyết toán các dự án BOT phải đảm bảo minh bạch.

Bộ trưởng cho biết hiện 62 trạm BOT được quyết toán, phần tồn tại thường liên quan đến GPMB của địa phương.

"Chúng tôi có thể cung cấp cho các cơ quan chức năng xem xét công tác quyết toán từng dự án", ông Thể nói.

Về phần đầu ra là vấn đề thu phí hoàn vốn, Bộ trưởng Thể nói cần cần giám sát chặt chẽ, để người dân nộp số tiền đúng như nhà đầu tư đã đầu tư.

Theo vị này, hiện việc giám sát đang thực hiện thủ công. Cụ thể, Bộ GTVT đang giao Tổng cục đường bộ phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm toán việc thu phí, xem xét, rà soát việc thu phí của trạm BOT.

Ngoài ra, cuối năm nay, khi thu phí tự động không dừng, Bộ GTVT có thêm giải pháp giám sát thu phí qua phần mềm.

Cuối phiên chất vấn buổi sáng, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt thêm câu hỏi về BOT: "Tại sao việc đặt trạm BOT là việc của hà nước và nhà đầu tư, nhưng khi người dân có yêu cầu, bức xúc thì tại sao không thấy vai trò của nhà nước?.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.