Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Nếu Kiểm toán không kiên quyết, người dân có trả tiền oan 222 năm cho 61 dự án BOT?

Đại biểu đặt câu hỏi nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì người dân có phải trả tiền oan 222 năm của 61 dự án BOT không?
Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Nếu Kiểm toán không kiên quyết, người dân có trả tiền oan 222 năm cho 61 dự án BOT? - Ảnh 1.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. (Ảnh: Quốc hội).

Ngày 5/6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã lần thứ 2 đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Mở đầu phiên chất vấn, ông Thể đã bày tỏ cám ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân quan tâm tới ngành.

Bộ trưởng GTVT cho biết thời gian qua ngành đã nhận được nhiều ý kiến cử tri, đại biểu. "Bộ GTVT đã tiếp thu, cố gắng làm tốt trách nhiệm", ông Thể nói.

Bộ trưởng Thể cũng khẳng định GTVT là ngành đặc biệt, là mạch máu của ngành kinh tế. Việc phát triển GTVT cần có ngân sách, tuy nhiên, thời gian qua ngân sách hạn chế và Bộ GTVT có nỗ lực nhưng giao thông còn nhiều bất cập.

"Về đầu tư giao thông không đảm bảo được một số vùng miền, chúng tôi đang cố gắng thực hiện.

Về ATGT, những năm qua, TNGT đã được kiểm soát tốt hơn nhưng vẫn ở mức cao. Đây là trách nhiệm lớn của ngành GTVT", ông Thể nói.

Về vấn đề xe công nghệ, ông Thể nói đang cố gắng xử lí bất cập và tập trung hoàn thành đúng tiến độ thu phí tự động không dừng.

Tăng cường sát hạch giấy phép lái xe

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) nêu vấn đề các tuyến tránh của địa bàn tỉnh này xuống cấp, mất ATGT và kiến nghị Bộ GTVT xử lí.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Thể cho biết năm 2013 có thực hiện một số tuyến tránh để giảm tải cho QL1. Tuy nhiên, lượng xe tăng trưởng nhanh trong khi tuyến tránh nhỏ hẹp đã dẫn đến quá tải.

"Chúng tôi nhận thức được trách nhiệm nhưng nâng cấp cần nguồn lực và khi Quốc hội bố trí vốn sẽ triển khai", ông Thể nói.

Cũng chất vấn Bộ trưởng GTVT, Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) nêu vấn đề nhiều đường mới đầu tư nhưng không kiểm soát xe quá tải dẫn đến nhanh xuống cấp.

Về xe quá tải, Bộ trưởng Thể cho biết đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

"Khi đăng kiểm, các phương tiện đảm bảo điều kiện tuy nhiên trên thực tế sau đăng kiểm chủ xe đã cơi nới biến thành xe quá tải.

Vấn đề xe quá tải xảy ra ở nhiều địa phương. Chúng tôi sẽ chỉ đạo thanh tra tăng cường kiểm tra. Các xe quá tải không dám lưu thông trên quốc lộ vì có nhiều lực lương chức năng kiểm tra", ông Thể nói.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Phạm Huyền Ngọc (Ninh Thuận) quan tâm đến vấn đề lái xe dùng ma túy gây tai nạn.

"Cử tri cho rằng nguyên nhân là do xử lí vi phạm chưa đủ răn đe, sát hạch GPLX tiêu cực", đại biểu Ngọc nói.

Theo Bộ trưởng Thể, thống kê cho thấy tài xế gây tai nạn nghiêm trọng từng lái xe từ 8-10 năm, chứ không tập trung ở lái mới.

"Ngoài vấn đề tăng cường đào tạo, chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra giám sát doanh nghiệp, lái xe.

Trách niệm doanh nghiệp, tài xế đang được lồng ghép vào việc sửa đổi Nghị định 46 và 86.

Ngoài ra, vấn đề sát hạch cũng được tăng cường. Chúng tôi đang tăng độ khó đề thi, đưa ra nhiều tình huống nếu học viên vi phạm sẽ đánh trượt ngay", ông Thể nói.

Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Nếu Kiểm toán không kiên quyết, người dân có trả tiền oan 222 năm cho 61 dự án BOT? - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: Di Linh).

Người dân trả tiền oan cho BOT?

Một vấn đề khác được đại biểu và cử tri quan tâm là phát triển giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể, đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu vấn đề giao thông đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc gặp khó khăn, kìm hãm kinh tế.

Đáng chú ý, ông Thể nói việc phân bổ vốn dành cho giao thông bằng nhau trên cả nước. Tuy nhiên, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nền đất yếu, không có đá, nên việc xử lí nền đất, vật chuyển vật liệu tốn nhiều chi phí.

"Vùng Tây Bắc cũng tương tự, việc vận chuyển vật liệu xa nên suất đầu tư cao hơn các khu vực khác", Bộ trưởng GTVT nói.

Về các dự án nợ đọng, Bộ trưởng Thể cho biết hiện có 69 dự án nằm ở nhiều địa phương với tổng kinh phí cần khoảng 2.200 tỉ đồng. Bộ trưởng GTVT cũng mong muốn Quốc hội bố trí tiền để trả nợ các dự án này.

Trong đầu giờ sáng của phiên chất vấn, hiện mới chỉ có một đại biểu đặt cầu hỏi về BOT giao thông - vấn đề được nhiều cử tri quan tâm.

Cụ thể, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho biết, Kiểm toán Nhà nước mới đây kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, kiến nghị giảm 222 năm thu phí.

"Trước đó, Bộ GTVT, KH&ĐT với nhiều lập luận cho rằng Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT này với lí do đây là dự án đầu tư tư nhân.

Tôi xin hỏi Bộ trưởng, vì sao 2 Bộ không muốn kiểm toán các dự án? Và nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì người dân có phải trả tiền oan 222 năm của 61 dự án không? Có lợi ích nhóm ở đây hay không", đại biểu Phương nói.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.