Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: ‘Đất rừng đã no nước, bất kỳ chỗ nào mưa 100-150mm đều gây hậu quả nghiêm trọng’

Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, thiên tai hiện nay đang hết sức dồn dập và cực đoan. Đất rừng đã no nước, bất kỳ chỗ nào mưa từ 100-150mm đều gây hậu quả nghiêm trọng.

Chiều 25/7, tại trụ sở Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, Thế giới liên tiếp phải hứng chịu các trận thiên tai lớn.

bo truong nguyen xuan cuong dat rung da no nuoc bat ky cho nao mua 100 150mm deu gay hau qua nghiem trong
Chiều 25/7, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì buổi họp về nhận định tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Ảnh: Công Phương).

Trong đó, mưa lũ lịch sử tại miền Tây Nhật Bản làm 242 người chết; mưa lũ trên diện rộng tại 241 con sông/16 tỉnh tại Trung Quốc làm 33 người chết; động đất tại Indonesia làm 176 người chết; năng nóng tại Tokyo Nhật Bản làm 33 người chết và 37 người chết ở Canada,..

Thiên tai hiện nay hết sức dồn dập và cực đoan

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, thiên tai hiện nay hết sức dồn dập và cực đoan, thường sau các đợt nắng nóng là mưa lớn. Chúng ta có thể khẳng định mưa lớn trên toàn vùng, khiến 110 người chết.

Nguy hiểm hơn, tất cả rừng và đất rừng ở nước ta đã no nước, bất kỳ chỗ nào có mưa từ 100-150mm đều gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây ra tổn thương nghiêm trọng.

Nhiều thiết chế hạ tầng quá tải, nhất là hơn 1.000 hồ chứa thuỷ lợi xuống cấp nghiêm trọng, chưa được sửa chữa.

bo truong nguyen xuan cuong dat rung da no nuoc bat ky cho nao mua 100 150mm deu gay hau qua nghiem trong
Ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, thiên tai hiện nay hết sức dồn dập và cực đoan (Ảnh: Công Phương).

“Tới giờ phút này có thể khẳng định, cả 3 miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta đều có mưa lớn về tổng thể. Riêng, đồng bằng Sông Cửu Long liên tục những năm gần đây không chỉ có mưa lớn mà còn mưa nhiều”, ông Cường nói.

Theo ông Cường, thống kê trong 7 tháng đầu năm 2018, đã có 14 dạng hình thiên tai biểu hiện dị thường của khí hậu đã gây thiệt hại 110 người, tổng giá trị vật chất ước tính là 3.600 tỉ đồng.

“Hiện nay, rừng và đất rừng đã bão hòa, toàn bộ miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ đã bão hòa về lượng nước, nhất là sau 2 đợt mưa vừa qua. Nếu trong thời gian tới, chỗ nào có lượng mưa từ 150-200mm đều nguy hiểm có thể chết người.

Ngoài ra, trong 3 năm qua, do mưa lớn nên tổn thương đến lớp thực bì (thực vật ở tầm thấp –PV) chưa bao giờ nghiêm trọng như hiện nay. Trong đợt mưa vừa qua, nếu đi dọc Lai Châu sang đường Quốc lộ 4B sẽ thấy tổn thương ghê gớm, không chỉ sạt lở cục bộ mà còn kéo dài.

Nhiều nơi, kéo cả mảng đất lớn từ xưa tới nay chưa từng có, 11km đường bị sạt lở, nhiều nơi bao phủ mặt đường, xe ô tô không đi được”, ông Cường nói.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai thông tin về tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai đặc biệt đối với tình hình thiên tai phức tạp tại khu vực miền Bắc

Ông Cường cho hay, hậu quả của đợt mưa lũ là nhiều thiết chế hạ tầng của chúng ta quá tải. Nhiều hồ tổn chứa bị thương liên tục. Ngày trước còn vá víu được nhưng tổn thương liên tục, quá sức chịu đựng.

Đặc biệt, hệ thống đê phía Bắc và ở các tỉnh Bắc Trung Bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Kể cả đê trực thuộc trung ương từ cấp 3, cấp 4, cấp 5 tới cấp đặc biệt đều ẩn họa khôn lường.

Gần đây nhất là hai đợt mưa lớn cộng dồn những hậu quả trước đây khiến chúng ta chưa kịp phục hồi.

Trong khi dự báo giai đoạn tới mà cụ thể là tối nay diễn biến vẫn rất khó lường. Mưa liên tục từ giờ tới cuối tháng, chuyển từ các tỉnh biên giới phía Đông sang các tỉnh phía Tây nước ta.

Ngoài ra, từ 28 đến 31/7, lượng mưa đổ dồn xuống đồng bằng sông Hồng, các tỉnh nam sông Hồng và vào Bắc Trung Bộ. Mưa lớn lần này vẫn đổ về ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Do đó, sẽ rất nguy hiểm nếu không chủ động khi những vùng trũng chưa thoát hết nước, nhiều người mất tích chưa tìm được.

Lai Châu có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất cao nhất

Cùng chia sẻ tại buổi họp, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay, vùng áp thấp, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu.

bo truong nguyen xuan cuong dat rung da no nuoc bat ky cho nao mua 100 150mm deu gay hau qua nghiem trong
Ông Hoàng Đức Cường cho biết, trong đợt mưa sắp tới, Yên Bái là tỉnh có mưa nhiều nhất và Lai Châu là tỉnh có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất cao nhất. (Ảnh: Công Phương)

Mưa do vùng áp thấp suy yếu đang diễn ra ở phía Bắ và chủ yếu ở thượng nguồn sông Thao. Đêm nay sẽ chuyển sang thượng nguồn sông Đà.

Mưa sẽ chạy dọc các tỉnh biên giới như Hà Giang, Lai Châu, lượng mưa dao động từ 40-100mm/ngày, mưa chỉ một vài điểm chứ không đồng loạt.

Theo đánh giá, hiện nay, lượng mưa ở thượng nguồn sông Đà, sông Thao, sông Lô không lớn lắm.

Ngoài ra, các khu vực bên Trung Quốc mưa đều nhỏ hơn các nơi ở Việt Nam và lượng nước sinh lũ quét chủ yếu ở hạ lưu các sông ở Việt Nam

Ông Cường cho hay, dự báo thời tiết tạm thời chia làm hai giai đoạn, từ hôm nay (25/7) đến 27/7: Dự kiến lượng mưa lớn tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc, trải dài các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, lượng mưa ước tính từ 50-100mm/ngày.

Từ 28 đến 31/7 dự kiến mưa tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, lượng mưa ước tính, Sông Đà 200mm, lưu vực sông Thao 230 mm.

Ông Cường nhận định, với diễn biến mưa như vậy đáng chú ý nhất trong đợt mưa này là dọc các tỉnh biên giới , sau đó tới Yên Bái và từ các tỉnh Hòa Bình tới đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Tính cả đợt, tỉnh Yên Bái là nơi chịu mưa liên tục nhất. Nguy cơ lũ quét và sạt lở đất xảy ra ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng đặc biệt là tỉnh Lai Châu vì ảnh hưởng từ các đợt mưa trước và đất đã bão hòa. Tiếp theo đó là Yên Bái, Hòa Bình và các tỉnh phía Tây, Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, cần đề phòng ngập úng ở các vùng trũng. Đặc biệt, những vùng trũng vẫn chưa thoát được nước hiện nay.

Theo báo cáo của Ban chỉ Trung ương về phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2018 đến nay, đã có 4 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới, trong đó hoàn lưu sau bão số 3 đã gây mưa lớn diện rộng từ ngày 13-22/7.

Đặc biệt, có nơi gần 1.000mm (Km46 Sơn La đến 934mm) kéo dài ở hầu hết các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra.

Lũ lớn trên báo động 3 ở thượng lưu sông Thao, sông Hoàng Long, riêng sông Bứa tại tỉnh Phú Thọ đã vượt mức lũ lịch sử năm 1975 là 1,26m; gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp tại các địa phương chịu ảnh hưởng.

Từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 8 đợt lũ quét, sạt lở đất, nghiêm trọng tại Lai Châu, Hà Giang từ ngày 23-26/6; tại Yên Bái và một số tỉnh miền núi phía Bắc từ ngày 13-21/7.

Từ đầu năm trên cả nước đã xảy ra 151 trận lốc, sét, mưa đá làm 22 người chết, 29 người bị thương;

Tổng hợp từ đầu năm 2018 đến nay thiên tai đã làm 110 người chết và mất tích, 82 người bị thương. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.600 tỉ đồng.

bo truong nguyen xuan cuong dat rung da no nuoc bat ky cho nao mua 100 150mm deu gay hau qua nghiem trong Miền Bắc sắp có mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, miền Bắc sắp có nơi mưa vừa, mưa to, mưa rất to nên ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.