Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Vẫn còn nhiều cơ hội để thị trường bất động sản ổn định và phát triển

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhận định, năm 2021, thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá sản phẩm BĐS tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới, các dự án được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có vị trí thuận lợi, chủ đầu tư có uy tín.

Không bong bóng nhưng giá có thể tăng

Trả lời Báo Điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà phân tích, thị trường BĐS thường phát triển quá nóng, "bong bóng" khi có đồng thời hoặc phần lớn các yếu tố tác động như: Kinh tế vĩ mô không ổn định, tăng trưởng nóng; các thị trường đầu tư khác không ổn định, kém hấp dẫn; nguồn cung các loại sản phẩm BĐS bị hạn chế, quá thiếu so với nhu cầu; chính sách tài chính, tín dụng BĐS bị buông lỏng, chuẩn tín dụng bị hạ thấp; nguồn vốn đổ vào thị trường BĐS quá lớn; thiếu sự can thiệp kịp thời, hợp lý của Nhà nước vào thị trường.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Năm 2021 ít có nguy cơ bong bóng bất động sản - Ảnh 1.

Thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá sản phẩm BĐS tại một số khu vực. (Ảnh: Khải An).

"Trên cơ sở đánh giá, dự báo các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến thị trường BĐS có thể dự báo thị trường BĐS trong thời gian tới ít có nguy cơ xảy ra bong bóng BĐS", Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhận định.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá sản phẩm BĐS tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới, các dự án được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có vị trí thuận lợi, chủ đầu tư có uy tín.

Năm 2021 vẫn sẽ là năm có cả cơ hội và thách thức đối với thị trường BĐS. Thách thức có thể kể đến là cơ cấu hàng hóa còn mất cân đối, nguồn lực xã hội huy động còn hạn chế, còn thiếu một số chính sách về tài chính, đất đai, tính minh bạch của thị trường… nhất là những diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19.

Nhiều cơ hội để thị trường phát triển

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng, vẫn còn nhiều cơ hội để thị trường BĐS ổn định và phát triển.

Bởi theo người đứng đầu ngành xây dựng, Việt Nam có chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định và đã phòng, chống dịch COVID-19 khá hiệu quả, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Năm 2021 ít có nguy cơ bong bóng bất động sản - Ảnh 2.

Thị trường BĐS Việt Nam được kỳ vọng phát triển trong năm 2021 nếu kiếm soát tốt dịch COVID-19. (Ảnh: Khải An).

Cùng với đó là xu thế dịch chuyển hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm vào Việt Nam; thị trường nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp vẫn có nhu cầu cao; nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và sắp được ban hành, đặc biệt là sự chủ động kiểm soát thị trường của Nhà nước bằng cả công cụ quản lý và công cụ thị trường đã và sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn cho thị trường BĐS.

"Nếu Việt Nam nắm bắt được các cơ hội và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, đồng thời tiếp tục kiểm soát và khống chế thành công đại dịch COVID-19 thì thị trường BĐS trong năm 2021 sẽ sớm ổn định, phục hồi và phát triển nhanh hơn", Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhận định.

Ngoài ra, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng nhấn mạnh, các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định các phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành xây dựng trong giai đoạn mới.

Sự chủ động kiểm soát thị trường của Nhà nước bằng cả công cụ quản lý và công cụ thị trường đã và sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn cho thị trường BĐS.

Bộ trường Phạm Hồng Hà

Trong đó có một số điểm đáng chú ý là phát triển theo hướng hiện đại, nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và dựa trên cơ sở nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo, tận dụng tốt nhất cơ hội phát triển của khoa học công nghệ, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chủ động hội nhập quốc tế.

Đủ năng lực thiết kế và thi công các công trình với mọi quy mô trong tất cả các lĩnh vực đáp ứng theo yêu cầu phát triển của đất nước, mở rộng thị trường xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Năm 2021 ít có nguy cơ bong bóng bất động sản - Ảnh 4.

Thị trường BĐS 2021 khó xuất hiện tình trạng bong bóng. (Ảnh: Khải An).

Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng theo hướng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên khoáng sản, thân thiện với môi trường, có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu trong nước, tăng cường xuất khẩu vật liệu xây dựng cao cấp, phát triển các vật liệu xây dựng mới...

"Trên cơ sở định hướng này, ngành xây dựng sẽ sớm ban hành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể cho cả giai đoạn và từng năm với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất để phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu cho cả giai đoạn", Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nêu rõ

Trong quá trình này, ngành xây dựng cần tiếp tục thực hiện tốt những bài học kinh nghiệm đã đúc rút trong các giai đoạn, nhất là giai đoạn 2016-2020 tạo tiền đề quan trọng để phát triển trong giai đoạn 2021-2025.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.