Bộ Y tế hướng dẫn cách để tránh bị bệnh dịp Tết Nguyên đán 2019

Bộ Y tế đã đưa ra một số khuyến cáo để tránh bị bệnh dịp Tết Nguyên đán 2019 nói riêng và mùa xuân nói chung.

Chiều 18/1, trong buổi Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về công tác, giải pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe, đại diện Bộ Y tế đã đưa ra một số khuyến cáo để phòng tránh bị bệnh dịp Tết Nguyên đán 2019 nói riêng và mùa xuân nói chung.

Bộ Y tế cho biết, điều kiện khí hậu đông – xuân, nhiệt độ môi trường liên tục thay đổi, hơn nữa, sự chênh lệch giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Ngoài ra, sự gia tăng sử dụng thực phẩm và giao lưu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

Đối với những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém, người già hoặc trẻ em, điều này có thể gây ra một số bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như cúm, bệnh đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi; sởi; rubella, liên cầu lợn, tiêu chảy. Với những người mắc bệnh mãn tính, đây cũng là thời điểm để bệnh tiến triển thành các đợt cấp.

Vì vậy, Bộ Y tế đã đưa ra một số khuyến cáo vềphòng tránh bị bệnh dịp Tết Nguyên đán như sau:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…

- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy hoặc chơi ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm. Lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

- Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

- Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày.

- Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.

bo y te huong dan cach de tranh bi benh dip tet nguyen dan 2019 Tiêm vắc xin: Biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Những ngày vừa qua, thông tin liên quan tới việc nhiều trẻ phải nhập viện sau khi tiêm vắc xin ComBE Five đã khiến không ...

bo y te huong dan cach de tranh bi benh dip tet nguyen dan 2019 Chuyên gia y tế cảnh báo bệnh sởi bùng phát và cách phòng ngừa

Bệnh sởi thường gặp ở nhóm trẻ chưa được tiêm chủng do chưa đến tuổi tiêm hoặc mắc bệnh khác phải hoãn tiêm hoặc những ...

bo y te huong dan cach de tranh bi benh dip tet nguyen dan 2019 Cảnh giác với bệnh sởi và cúm A/H1N1 trong mùa đông - xuân

Chiều 22-1, theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 15-1 đến 21-1, trên địa bàn Hà Nội ...

bo y te huong dan cach de tranh bi benh dip tet nguyen dan 2019 Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân

Trước tình hình tăng số ca mắc bệnh sởi, ho gà ở Hà Nội từ đầu năm đến nay, Sở GD&ĐT đã yêu cầu lãnh ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.