Trạm thu phí BOT Cai Lậy. (Ảnh: Sỹ Đồng/Infonet) |
Nhưng đường sá lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Chính vì thế, chính phủ nhiều nước buộc phải chi tiêu ngân sách để đầu tư vào hạ tầng đường bộ. Đường sá vì thế trở thành một thứ dịch vụ công.
Vậy nên việc Chính phủ Việt Nam có thể huy động được khoảng 200.000 tỉ đồng từ nguồn vốn tư nhân để xây dựng hơn 1.500 km đường chỉ trong vài năm là một điều kỳ diệu.
Đó là câu chuyện cổ tích đối với chính phủ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng trong nền kinh tế, đứng đằng sau những điều kỳ diệu luôn là rất nhiều các thủ đoạn.
Thủ đoạn đầu tiên là chỉ định thầu.
Thủ đoạn thứ hai là gian dối số tiền đầu tư. Thủ đoạn tiếp theo đó là gian dối về lưu lượng xe.
Thủ đoạn thứ tư là duy tu cải tạo đường cũ rồi đè ra thu phí như đường mới.
Thủ đoạn thứ năm là xây đường ở chỗ vắng nhưng đặt trạm thu phí ở chỗ đông người.
Và còn vô vàn những thủ đoạn khác nữa để có thể rút tiền từ túi người đi đường để bỏ vào túi riêng của chủ đầu tư và có thể của cả quan chức cho phép dự án đó.
Nhưng điều đáng nói ở đây không phải là câu chuyện cổ tích BOT hay những thủ đoạn đã và chưa được lật tẩy. Quan trọng hơn cả là cái cơ chế đã dung dưỡng cho những vấn đề đó - một cơ chế không minh bạch.
Trong một dự án BOT đường bộ luôn có ba bên tham gia, cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư và người đi đường. Thế nhưng hợp đồng BOT chỉ do cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư ký với nhau. Người dân - là người phải trả tiền không hề biết chuyện gì đang diễn ra.
Hầu như các hợp đồng BOT đều có một điều khoản bảo mật. Theo đó, các bên không được tiết lộ những thông tin về pháp lý, tài chính, thương mại, kỹ thuật và các thông tin khác liên quan tới nội dung của hợp đồng và dự án.
Vấn đề này từng được công luận nói đến. Nhiều chuyên gia và luật sư cũng từng đưa vấn đề này ra tranh luận. Sự thật là hợp đồng hợp tác công tư trên thế giới cách đây vài chục năm thì những điều khoản bảo mật như vậy vẫn tồn tại. Nhưng hiện nay hầu hết quốc gia đều đã cấm những điều khoản như vậy trong hợp đồng.
Lập luận của các nước rất đơn giản: Quyền lực nhà nước là do dân ủy quyền cho. Vậy nên khi nhà nước nhân danh người dân ký kết hợp đồng với bên khác thì phải công khai cho dân biết.
Một dự án đường bộ không liên quan đến quốc phòng, an ninh nên không thể được xếp vào diện bí mật nhà nước để mà giữ bí mật với nhân dân. Hơn nữa, cần phải thống nhất rằng: Minh bạch là giải pháp duy nhất để loại bỏ được các thủ đoạn BOT.
Dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy: Ai đề xuất vị trí trạm thu phí hiện tại? Liên quan vụ người dân dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy, vị trí trạm thu phí hiện tại do UBND tỉnh Tiền Giang ... |
Thời sự 06:48 | 22/11/2018
Thời sự 23:10 | 27/05/2018
Thời sự 01:00 | 24/05/2018
Pháp luật 12:00 | 21/12/2017
Pháp luật 04:25 | 20/12/2017
Pháp luật 09:59 | 12/12/2017
Thời sự 09:54 | 07/12/2017
Thời sự 18:14 | 02/12/2017