Đề xuất ghép 2 trạm thu phí BOT hầm Hải Vân

Hai trạm thu phí BOT Nam Hải Vân và Bắc Hải Vân chỉ cách nhau 10km khiến nhiều người lo ngại thiếu công bằng.

Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất Chính phủ phương án ghép trạm thu phí Bắc Hải Vân và Nam Hải Vân (chưa xây dựng) thành một trạm thu phí.

Hiện trạm Bắc Hải Vân thu phí cho dự án BOT hầm Phú Gia Phước Tượng, còn trạm Nam Hải Vân dự định khi hoàn thành sẽ thu phí hạng mục hầm Hải Vân 2. Hai trạm này chỉ cách nhau 10km.

Khi đó, người dân Đà Nẵng đến trước hầm Hải Vân phải trả tiền phí lưu thông qua hầm, sau khi ra khỏi hầm lại tiếp tục trả phí cho dự án Phú Gia Phước Tượng.

Nếu phương án này được duyệt, trong tương lai, mức phí tại trạm Bắc Hải Vân sẽ cao hơn các trạm khác trên Quốc lộ 1 do thu giá hoàn vốn 2 dự án là hầm Hải Vân 2 và hầm Phú Gia Phước Tượng.

de xuat ghep 2 tram thu phi bot ham hai van

Việc đặt trạm thu phí Bắc hầm Hải Vân khiến nhiều người kêu trời vì không đi qua hầm nhưng vẫn phải đóng phí cho dự án này.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ khẳng định do trạm đặt trên đường dẫn phía Bắc vào hầm Hải Vân nên người dân có sự lựa chọn khi đi không mất phí trên đèo Hải Vân.

Bộ Giao thông cho biết, mức phí dịch vụ tại trạm Bắc Hải Vân đến năm 2021 giữ nguyên theo hợp đồng BOT hầm Phước Tượng Phú Gia.

Tuy nhiên, sau năm 2021, căn cứ điều kiện thực tế và phương án tài chính cụ thể của các dự án để lựa chọn mức thu giá dịch vụ phù hợp Luật giá.

Trước đó, tại trạm thu phí Bắc Hải Vân đã nhiều lần xuất hiện tình trạng tài xế dùng tiền lẻ mua vé để phản đối chuyện lạm thu.

Người dân ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho rằng việc đặt trạm BOT Bắc Hải Vân làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống khi người dân di chuyển vào Đà Nẵng, dù không lưu thông qua 2 hầm Phước Tượng, Phú Gia vẫn phải trả phí.

Ngược lại, xe di chuyển từ Đà Nẵng về Lăng Cô cũng phải trả phí dù chưa đi qua 2 hầm đường bộ trên.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, việc BOT Phước Tượng - Phú Gia đặt trạm thu phí xa khu vực dự án là bất hợp lý. Nhiều xe tải nặng, xe container của các đơn vị vận tải ra vào cảng Chân Mây mà không đi qua hầm Phước Tượng, Phú Gia mà vẫn phải trả phí qua hầm này.

Theo ông Thanh, thời gian tới, nếu trạm thu phí Nam Hải Vân đi vào hoạt động thì sẽ càng gây bức xúc với các doanh nghiệp vận tải. "Nhiều doanh nghiệp vận tải ở Đà Nẵng đã kêu cứu về việc đặt trạm không hợp lý. Bộ Giao thông cần điều chỉnh trạm thu phí Phú Gia - Phước Tượng về đúng vị trí của dự án mới có thể đảm bảo công bằng", ông Thanh nói.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cũng thừa nhận, trạm BOT Bắc Hải Vân là thu phí hở nên không thể đảm bảo công bằng với nhiều người. Ví dụ, nhiều người dân Đà Nẵng đến Lăng Cô bị thiệt thòi song nhiều người dân TP Huế đi Lăng Cô lại không phải mất phí. Vị trí trạm BOT Bắc Hải Vân được Bộ Giao thông nghiên cứu trên cơ sở đồng thuận của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà đầu tư đã giảm phí cho người dân địa phương gần trạm.

de xuat ghep 2 tram thu phi bot ham hai van Trạm thu giá BOT lại có... tiêu chí mới

Trạm thu giá BOT phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án, vị trí đặt trạm phải nằm trong phạm vi dự ...

de xuat ghep 2 tram thu phi bot ham hai van Vì sao đổi tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT?

Việc đổi tên gọi trạm thu phí BOT sang trạm thu giá BOT là căn cứ Luật phí và lệ phí được Quốc hội ban ...

chọn
Sắp xây toà nhà cao thứ ba Hà Nội?
Toà nhà Landmark 55 có tổng mức đầu tư 5.934 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ là toà nhà cao tầng thứ ba của Hà Nội, sau Keangnam Landmark và Lotte Center Hà Nội (65 tầng). Chủ đầu tư Taseco Land cho biết dự kiến quý II/2024 xin giấy phép xây dựng, quý III/2024 cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.