BOT T2 ở Cần Thơ liên tục xả trạm: 'Cầu Vàm Cống trị giá 5.700 tỉ miễn phí, nâng cấp QL91 lại thu phí'

Đại diện Hiệp hội vận tải ô tô An Giang cho rằng việc cầu Vàm Cống trị giá 5.700 tỉ đồng miễn phí trong khi việc nâng cấp QL91 lại thu phí trong khi vị trí trạm BOT T2 bất hợp lí.

BOT T2 ở Cần Thơ liên tục xả trạm: Cầu Vàm Cống trị giá 5.700 tỉ miễn phí, nâng cấp QL91 lại thu phí  - Ảnh 1.

Trạm BOT T2. (Ảnh: Báo An Giang).

Thông cầu Vàm Cống, chủ xe An Giang "khốn khổ" vì phí BOT

Liên quan đến việc tài xế 'cố thủ' khiến BOT T2 ở Cần Thơ liên tục xả trạm, chúng tôi đã có trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô An Giang.

"Ngày hôm qua tôi đã có cuộc họp ở Cần Thơ với đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang.

Bây giờ tạm thống nhất đề nghị giảm cho phương tiện cung đường Rạch Giá, Long Xuyên lên cầu Vàm Cống. Cụ thể mức giảm là còn 5% thay vì 50%.

Tổng cục Đường bộ hứa sẽ bàn bạc theo kiến nghị nêu trên. Ngoài ra nếu như giảm còn 5% thì mức phí 35.000 đồng còn 1.750 đồng. Chúng tôi sẵn sàng đóng tròn số là 2.000 đồng", ông Xuân nói.

Cũng theo vị này, Hiệp hội vận tải ô tô và Hiệp hội doanh nghiệp An Giang đã có kiến nghị gửi Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan về vấn đề của trạm BOT T2.

"Ngay từ khi trạm BOT T2 chuẩn bị xây dựng tại địa điểm hiện nay, Hiệp hội chúng tôi đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị Bộ GTVT, UBND tỉnh về vị trí hiện tại là bất hợp lí, gây ảnh hưởng không nhỏ cho các doanh nghiệp nhưng Bộ ngành hữu quan vẫn chưa có cách giải quyết cho sự bất hợp lí này.

Sau đó liên tiếp 15 lần, Hiệp hội kiến nghị các nơi. Tuy nhiên, thay vì lắng nghe ý kiến doanh nghiệp vận tải, Bộ GTVT lại có công văn 6020/BGTVT- ĐTCT đặt ra việc miễn giảm.

Nhận thấy đây chỉ là giải pháp tình thế do lượng phương tiện của tỉnh An Giang lưu thông về cung đường này chưa nhiều nên Hiệp hội chúng tôi tạm chấp nhận.

Tuy nhiên, khi cầu Vàm Cống đi vào hoạt động, ảnh hưởng của TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang không lớn nhưng các phương tiện của tỉnh An Giang bị ảnh hưởng hầu như toàn diện khi phải qua cây cầu này để về TP HCM", ông Xuân cho hay.

Theo ông Xuân, với 7556 phương tiện đã được giải quyết miễn giảm; trong đó có 434 phương tiện miễn 100% và còn 7122 phương tiện phải đóng 50%.

"Cầu Vàm Cống được xây dựng từ vốn ODA của Hàn Quốc thì được miễn phí. Trái lại trạm BOT T2 chỉ nâng cấp và mở rộng 40km của QL91 lại thu phí 50% với phương tiện chỉ đi một đoạn ngắn.

Với vị trí đặt trạm T2 như hiện tại, nhà đầu tư không chỉ thu tiền của những phương tiện lưu thông tuyến Long Xuyên - Cần Thơ, mà có thể nói là thu tiền toàn bộ phương tiện của tỉnh An Giang khi đi Kiên Giang hoặc TP HCM.

Rõ ràng, vị trí của trạm BOT T2 là bất hợp lí", ông Xuân cho biết.

Dành làn miễn phí cho xe An Giang

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Xuân, về bản chất, việc thu phí để nâng cấp các tuyến đường, bù đắp chi phí sửa chữa, xây dựng đường, cầu giữa chủ đầu tư và chủ phương tiện là quan hệ dân sự.

"Quan hệ dân sự cần tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, chủ đầu tư hoàn toàn tước quyền được thỏa thuận của các chủ phương tiện mà đối xử bằng cách áp đặt là không đúng bản chất.

Trong khi đó, sau khi thông cầu Vàm Cống, các chủ phương tiện đã phản ứng gay gắt ở trạm BOT T2 do sự bất hợp lí về vị trí đặt trạm.

Nếu duy trì vị trí đặt trạm này thì chắc chắn sẽ xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng", ông Xuân cho biết.

Theo ông Xuân, 2 Hiệp hội nêu trên của tỉnh An Giang kiến nghị thu phí theo tỉ lệ cự li tham gia. Cụ thể là thu 5% cho các loại xe theo mức phí Tổng cục đường bộ đã qui định về trạm thu phí không dừng.

Các đơn vị này cũng kiến nghị "dành hẳn 2 làn miễn phí cho phương tiện từ Long Xuyên đi về TP HCM qua cầu Vàm Cống".

"Hoặc di dời trạm T2 vì đã đặt sai vị trí, thời gian di dời phải được xác định cụ thể và đề án đặt lại trạm phù hợp", ông Xuân nêu kiến nghị thứ 3.

Liên quan đến việc người dân phản đối trạm BOT T2, chúng tôi cũng đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật.

"Sau khi thông cầu Vàm Cống, Tổng cục Đường bộ đã vào làm việc, kiểm tra cụ thể và 1/6 mới có kết quả.

Sau khi thông cầu thì cần đếm xe, kiểm tra tình hình ANTT như thế nào", ông Nhật nói.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.