Bức tường đặc biệt mang lại sự mát mẻ cho ngôi nhà giữa Sài Gòn nóng bức

Ngôi nhà này là một ví dụ có tính thực tiễn về thiết kế công trình trong điều kiện khí hậu nắng nóng. Các kiến trúc sư đã tạo ra một lớp "áo" đặc biệt giúp chủ nhà được tận hưởng không khí mát mẻ và dễ chịu quanh năm giữa Sài Gòn.
PORTADA_IMG_7283

"B House" là tên của ngôi nhà tọa lạc ở huyện Nhà Bè, TP HCM. (Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

Theo Arch Daily, ngôi nhà nằm không quá sâu trong một con ngõ khá yên tĩnh ở ngoại ô Sài Gòn, có diện tích 82 m2 do công ty CP tư vấn thiết kế kiến trúc và xây dựng I.HOUSE thực hiện. 

Giống như nhiều ngôi nhà khác ở Việt Nam, nơi đây cũng liên tục phải tiếp xúc với môi trường nhộn nhịp xung quanh bao gồm khói, bụi, nắng nóng và tiếng ồn. Chính vì những yếu tố này, chủ nhà (cũng là một người trong lĩnh vực thiết kế) đã chia sẻ cởi mở về quyết định muốn xây dựng một không gian "hướng nội". Mọi hoạt động diễn ra chủ yếu ở bên trong, hòa mình với cây cối tươi xanh. Nói cách khác, không gian mở bên trong ngôi nhà là yếu tố ưu tiên hàng đầu trong thiết kế cho một gia đình nhiều thế hệ có thể tương tác với nhau.

07_-_B_House_-_Section_diagram

Ngôi nhà được thiết kế tận dụng được phần lớn nguồn ánh sáng và gió tự nhiên (Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

Các tiêu chí cụ thể cho ngôi nhà được đặt ra như: Không gian mở nhưng "hướng nội", đơn giản, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế. Ưu tiên sử dụng nguồn sáng và hệ thống thông gió tự nhiên. Giảm thiểu sự phụ thuộc và tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng nhân tạo. Mượn ánh sáng và bóng râm để trang trí, tận dụng tối đa không khí mát mẻ, nhưng phải kiểm soát được nhiệt độ, tiếng ồn và đảm bảo an ninh cho ngôi nhà. Tôn trọng văn hóa và lối sống của chủ nhà.

Sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường. Tận dụng các vật liệu đặc trưng của địa phương để giảm chi phí đầu tư, đồng thời bảo tồn dấu ấn và bản sắc dân tộc. Ngoài ra, phải có một không gian nhỏ để làm văn phòng tại nhà cho gia chủ. 

IMG_7164

Kiểu dáng độc đáo của loại gạch bê tông rỗng giúp đưa ánh sáng và gió tự nhiên vào trong căn nhà, đồng thời vẫn đảm bảo được tính an toàn (Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

IMG_7243

Không gian mở của phòng bếp và phòng ăn nhìn ra khoảnh vườn nhỏ. (Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

IMG_7389

Những chi tiết trang trí như vách ngăn có kiểu hoa văn truyền thống giúp ngôi nhà vẫn giữ được bản sắc của riêng người Việt. (Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

Với nhiệm vụ này, nhóm thiết kế đã đề xuất phương pháp "nhà hai lớp". Lớp bên ngoài là một "bức tường" được xây bằng những viên gạch bê tông rỗng 30x30cm để nắng, gió và mưa có thể vào trong nhà, nhưng vẫn có thể đảm bảo sự an toàn. Phía sau lớp "áo" đầu tiên này là không gian xen kẽ với cây xanh, để lọc bụi và giảm nhiệt, tiếng ồn bên trong nhà và mang lại khung cảnh gần gũi và tự nhiên. Tiếp theo là lớp nhà bên trong với tấm kính có độ rộng tối đa, chủ nhà có thể tận hưởng cảm giác riêng tư với mọi khung cảnh thiên nhiên ở bên ngoài. 

IMG_7251

(Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

IMG_7249

Cầu thang tối giản được làm bằng chất liệu gỗ và sắt, thiết kế gọn gàng và tinh tế giúp không gian trở nên thoáng hơn. (Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

IMG_7267

Các căn phòng ở mỗi tầng được kết nối bằng "chiếc cầu", điều này giúp tránh tạo ra sự tách biệt không gian giữa các tầng, cả căn nhà sẽ được hưởng nguồn ánh sáng chung. (Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất trong thiết kế không nằm ở ý tưởng "nhà hai lớp" mà là khu vườn nhỏ ở giữa ngôi nhà. Nơi mà tất cả sự tách biệt về không gian được xóa bỏ để các thành viên trong gia đình có thể quây quần và xua tan mệt mỏi sau mỗi ngày dài đi làm về. 

Một không gian nhỏ với sân chơi, vườn, cầu thang gỗ tối giản,... được ngâm mình dưới ánh sáng tự nhiên, tất cả đã thực sự tạo nên trái tim cho ngôi nhà. Ở đây, nhóm thiết kế đã tạo ra một không gian để các thế hệ trong gia đình có thể giao tiếp với nhau, từ chiếc xích đu cho lũ trẻ, khu vườn để ông bà thư giãn và chăm sóc cây cối, đến nơi bố mẹ có thể thể hiện kĩ năng nấu nướng của mình. Bài toán về "không gian mở nhưng hướng nội" đã được giải đáp một cách xuất sắc. 

IMG_7304

(Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

IMG_7133

(Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

IMG_7318

(Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

IMG_7365

Các không gian sinh hoạt chung là điểm nhấn của căn nhà có nhiều thế hệ. (Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

Giải pháp lấy ánh sáng và gió từ những không gian chức năng như vườn cây, mái nhà di động bằng kính, không khí tự nhiên mát mẻ và trên hết, các căn phòng đều có hai mặt tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. 

Sự tính toán tinh tế của đội ngũ thiết kế còn thể hiện ở từng khoảng thời gian trong ngày: Vào buổi trưa, ánh sáng trực tiếp chiếu xuống vườn, các không gian còn lại lấy ánh sáng phản chiếu qua bức tường bê tông; vào buổi chiều, ánh sáng len lỏi qua các bức tường gạch thông gió và tạo độ sâu thông qua bóng của các vật liệu sàn và tường.

(Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

IMG_7344

(Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

(Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

Nguyên tắc đối lưu và thông gió trực tiếp cũng được áp dụng triệt để, giúp không gian trong nhà được hưởng gió tự nhiên. Do đó, vấn đề ánh sáng - thông gió đã được giải quyết để cung cấp cho chủ sở hữu một ngôi nhà gần gũi và thân thiện với môi trường thiên nhiên. 

IMG_7147

(Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

IMG_7150

(Ảnh: Le Canh Van, Vu Ngoc Ha)

Kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Le Corbusier đã từng nói: "Bạn biết đấy, cuộc sống thì luôn đúng, kiến trúc sư mới là người sai". Kiến trúc sư không thể thách thức lối sống và thói quen sinh hoạt của chủ nhà. 

Ở trường hợp này, chủ nhà muốn chuyển đồ đạc đã qua sử dụng từ nhà cũ sang nhà mới. Tất nhiên, sẽ rất khó để tạo ra màu sắc tương đồng với tổng thể ngôi nhà nếu như không chấp nhận việc nó hơi "lộn xộn". Tuy nhiên, kiến trúc sư luôn tôn trọng mong muốn đó và có được sự sắp xếp hợp lí hơn, nhìn nhận nó như một nơi giống với kí ức và cảm xúc. Sự đơn giản và chân thực đã mang lại sự thoải mái và quen thuộc cho cảm nhận trong nội tâm của người chủ nhà. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.