![]() |
Buýt mui trần lăn bánh chính thức ở Hà Nội ngày 30/5. (Ảnh: Di Linh) |
Ngày 30/5, tuyến buýt mui trần đầu tiên ở Hà Nội (Hanoi City tour) chính thức lăn bánh. Được biết, lộ trình tuyến buýt này sẽ đi qua 25 tuyến phố với 13 điểm dừng.
Buýt mui trần hoạt động từ 9h đến 17h hàng ngày và hành khách có thể mua vé trực tiếp khi lên xe với giá vé 4 tiếng là 300.000 đồng, 24 tiếng là 450.000 đồng, 48 tiếng là 650.000 đồng.
Điều đáng chú ý là tư khi buýt mui trần mới chỉ ở giai đoạn dự án đã có nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn, lo ngại về loại hình này.
Trao đổi với chúng tôi ngày 30/5, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT cho rằng xe buýt mui trần phục vụ khách du lịch "là giải pháp có cái tốt nhưng cũng có bất lợi".
Theo TS Thủy, xe buýt mui trần học từ nước ngoài, chở khách theo nhu cầu du lịch, ngắm phố phường là điều tốt.
"Tuy nhiên, TP HCM từng thử nghiệm xe buýt 2 tầng và đã thất bại vì cồng kềnh, hạ tầng giao thông kém, người đi rất ít.
Do đó, chúng ta cần xem cung cầu thế nào. Nếu cầu quá ít thì làm dễ thất bại", TS Thủy nói.
TS Nguyễn Xuân Thủy cũng cho rằng hiện xe buýt của Hà Nội cũng nhiều và tương đối phủ khắp.
"Lượng người đi xe buýt bình thường hiện cũng không đông. Chủ yếu là người về hưu, sinh viên; người đi làm đi xe buýt không nhiều.
Do đó, việc phát triển thêm xe buýt mui trần có thể dư thừa, không cần thiết khi xe buýt thường đã phủ rộng khắp.
Ngoài ra, xe buýt mui trần cồng kềnh cũng có thể là nguyên nhân gây thêm ùn tắc ở khu vực phố cổ", TS Thủy nhận định.
![]() |
Các mức giá vé buýt mui trần. (Ảnh: Di Linh) |
Đối với mức giá 300.000 đồng cho 4h đồng hồ đi xe buýt mui trần bị cho là quá cao, TS Thủy cho rằng vấn đề này cần phải nhìn theo cung cầu vì đây là xe phục vụ du lịch.
"Nhưng trên cơ sở thực tiễn có thể tăng, giảm giá linh động để tạo hiệu quả thu hút khách", ông Thủy cho biết thêm.
Cũng trao đổi về vấn đề xe buýt mui trần lăn bánh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng việc đưa phương tiện mới vào phục vụ du lịch là phù hợp với sự phát triển.
Tuy nhiên, ông Liên cũng cho rằng trong các giờ cao điểm, mật độ giao thông ở khu phố cổ rất đông, ùn ứ thường xuyên xảy ra, và việc cho loại xe lớn chạy vào có thể tạo thêm ùn tắc.
"Cá nhân tôi thấy rằng việc đưa xe buýt mui trần hoạt động là chưa phù hợp trong tình hình mật độ giao thông khá dày. Bởi bản thân tôi đi taxi vào phố cổ cũng khó khăn.
Trong khi đó, khách ngồi xe buýt mui trần có thể phải đối mặt với cây cối, dây điện khá nguy hiểm", ông Bùi Danh Liên nói.
![]() |
Lộ trình buýt mui trần. (Ảnh: Di Linh) |
Lộ trình của xe buýt 2 tầng Hanoi City Tour chạy từ Nhà hát lớn - Tràng Tiền - Ngô Quyền - Lý Thường Kiệt - Hỏa Lò - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Tôn Đức Thắng - Chu Văn An - Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu - Hoàng Văn Thụ - Hùng Vương - Thanh Niên - Phan Đình Phùng - Hàng Cót - Hàng Lược - Chả Cá - Hàng Cân - Lương Văn Can - Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh - Nhà hát lớn. |
![]() |
'Thu giá BOT giao thông': Bộ GTVT cần cầu thị, lắng nghe
Liên quan đến vụ "thu giá BOT giao thông", Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng Bộ GTVT cũng như các ... |
![]() |
Hà Nội mưa lớn: Xe máy leo vỉa hè, BRT 'nhích từng bước'
Sáng 28/5, Hà Nội tiếp tục mưa lớn, người đi xe máy phải leo vỉa hè trong khi buýt nhanh BRT "nhích từng bước" vì ... |
Lối sống 00:00 | 28/06/2018
Thời sự 12:05 | 30/05/2018
Thời sự 06:16 | 30/05/2018
Thời sự 05:18 | 30/05/2018
Thời sự 03:02 | 30/05/2018