Buýt nhanh BRT kết nối với buýt thường như thế nào?

Xe buýt nhanh BRT Hà Nội được kết nối với 26 tuyến buýt thường tại 23 điểm dừng đỗ trên tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa.
buyt nhanh ha noi ket noi voi buyt thuong nhu the nao
Xe buýt nhanh Hà Nội được kết nối với 26 tuyến buýt thường tại 23 điểm dừng đỗ trên tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa. Ảnh: Đoàn Lê

Ngày 31/12/2016, xe buýt nhanh Hà Nội chính thức đi vào hoạt động trên tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa. Nhằm giúp hành khách thuận tiện theo dõi và sắp xếp lộ trình, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội đã lập danh sách các tuyến buýt thường kết nối với xe buýt nhanh BRT, chi tiết từng điểm dừng cụ thể.

Theo đó tuyến buýt nhanh BRT 01 sẽ được kết nối với 26 tuyến buýt thường tại 23 điểm đỗ trên hành trình từ Kim Mã đến Yên Nghĩa. Cụ thể dưới đây:

buyt nhanh ha noi ket noi voi buyt thuong nhu the nao
Ảnh: Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội

Trước đó, Hà Nội cũng đã ban hành văn bản số 29/UBND-ĐT về việc tiếp tục hợp lý hóa mạng lưới tuyến xe buýt sau khi tuyến BRT (Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã) đi vào hoạt động.

Cụ thể, để đảm bảo trung chuyển hợp lý giữa các tuyến xe buýt và BRT, thuận lợi, an toàn cho hành khách, UBND Thành phố giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu tăng cường các tuyến buýt kết nối, trung chuyển với tuyến BRT. Đồng thời, tổ chức lại tuyến buýt 22 thành 03 tuyến kết nối, trung chuyển với tuyến BRT như sau: Tuyến từ Kim Mã - Bến xe Gia Lâm; tuyến từ các khu đô thị: Kiến Hưng, Xa La kết nối với tuyến BRT theo hướng đường Mỗ Lao; tuyến từ các khu đô thị: Kiến Hưng, Xa La kết nối với tuyến BRT theo đường Vạn Phúc. Thời gian thực hiện từ ngày 9/1/2017.

Ngày 1/1, buýt nhanh đã đón trên 8.300 lượt; ngày 2/1, tăng lên 10.400 lượt khách, và ngày 3/1 là hơn 11.200 lượt. Tỷ lệ xuất bến đúng giờ đạt 99,7%; sản lượng hành khách bình quân 31,3 khách/lượt; trung bình, 1 nhà chờ đón hơn 480 khách mỗi ngày.
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.