Các biểu hiện bình thường và bất bình thường ở trẻ 8-12 tháng tuổi

Giai đoạn 8-12 tháng tuổi, bé đã cứng cáp hơn rất nhiều, mẹ cũng sẽ phần nào bớt lo lắng về em bé của mình, đặc biệt khi thấy bé chập chững những bước đi đầu tiên hay bập bẹ tập nói. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ có thể lơ là, chủ quan khi chăm sóc bé.
cac bieu hien binh thuong va bat binh thuong o tre 8 12 thang tuoi
Giai đoạn 8-12 tháng tuổi, bé sẽ bập bẹ tập nói và chập chững tập đi. (Ảnh: Babycenter)

Các biểu hiện bình thường

Ở giai đoạn này, bé luôn háo hức tìm tòi những thứ mới mẻ quanh mình. Bạn sẽ phải tròn mắt ngạc nhiên khi thấy sự nhanh nhẹn và hiếu động của bé khi bò quanh nhà để khám phá và “thám hiểm”. Bé có thể tự ngồi và cầm nắm các đồ vật nằm trong tầm với. Đôi tay trở nên “hữu dụng” với bé hơn. Bé bắt đầu biết bám vào các vật dụng để “đu” và tự đứng lên, thích thú khi tự lấy đồ chơi từ trong thùng ra hoặc cất đồ chơi. Bé còn thích đươc bắt chước các hành động của người lớn như chải tóc, cầm cốc uống nước, giả vờ nói chuyện qua điện thoại… Trước khi bé tròn 1 tuổi, mẹ sẽ được nhìn thấy những bước đi chập chững đầu tiên của con mình.

Mẹ sẽ giao tiếp cùng con qua tiếng bập bẹ của bé. Ở giai đoạn độ tuổi từ 8 – 12 tháng, bé cũng sẽ chú ý đến giọng nói và từ ngữ của bạn. Những từ đầu tiên bé có thể nói thường là “mẹ”, “ba”… Chẳng mấy nữa mẹ sẽ nghe thấy bé nói những câu đơn giản. Nhưng trước đó, bé sẽ dùng cử chỉ và các dấu hiệu để bạn biết bé muốn hoặc không muốn điều gì.

Mẹ có thể sẽ nhận ra rằng khi ra ngoài, bé có thể thích gặp gỡ, “bạo dạn” khi tiếp xúc với người lạ nhưng bất cứ lúc nào vắng mẹ, bé có thể quấy khóc, mè nheo mãi không thôi. Đây là tâm lý bình thường ở giai đoạn này và mẹ không cần quá lo lắng.

Đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của bé, vì thế mẹ cần thường xuyên nói chuyện với bé. Những câu chuyện về thói quen, những gì bạn đang làm và những dự định tiếp theo sẽ làm, những điều bạn nhìn thấy trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp bé học được cách thể hiện cảm xúc. Hãy tiếp tục đọc sách cùng bé và chơi trò ú òa hoặc trốn tìm.

Giai đoạn này bé hoạt động nhiều hơn nên mẹ hãy tạo không gian an toàn cho bé khám phá. Bạn có thể hỗ trợ bé tự đi bằng cách giữ thẳng để bé đứng hoặc để bé dựa vào ghế sofa.

Bên cạnh đó, hãy chú ý đến những gì con thích và cho con quyền tự do vận dụng tất cả các giác quan của mình để chơi và khám phá. Mẹ có thể đưa cho bé bút chì màu và giấy, khối xếp hình, hộp trống đựng thức ăn để bé chơi.

cac bieu hien binh thuong va bat binh thuong o tre 8 12 thang tuoi
Bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm nếu giai đoạn 8-12 tháng tuổi bé không biết sử dụng các hành động, cử chỉ, ví dụ như lắc đầu ra hiệu "Không", gật đầu ra hiệu "Có" hay chỉ tay vào đồ vật... (Ảnh: Babycenter)

Mẹ cũng nên khen ngợi và động viên nếu bé làm tốt. Khi thấy bé làm không đúng, mẹ chỉ cần nói “Không” và hướng dẫn lại bé.. Mặc dù trẻ còn quá nhỏ để hiểu và tuân theo các quy tắc nhưng bạn có thể bắt đầu cho bé biết hành vi nào không được phép và giúp bé tìm ra các hoạt động phù hợp hơn. Tuyệt nhiên không được quát mắng, nạt nộ hoặc đánh đòn bé. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của bé sau này.

Các biểu hiện bất thường

Khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện dưới đây, mẹ nên đến gặp bác sĩ và trao đổi trực tiếp để hiểu hơn về tình trạng của con:

- Liên tục bò nghiêng về một bên khoảng một tháng hoặc hơn

- Không thể tự đứng/ bò

- Không tìm các đồ vật bạn đã giấu ngay trước mắt bé

- Không nói, dù chỉ là bập bẹ

- Không sử dụng các hành động, cử chỉ, ví dụ như lắc đầu ra hiệu "Không", gật đầu ra hiệu "Có" hay chỉ tay vào đồ vật...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.