Cách chăm sóc cây xương rồng trong nhà tươi tốt, nở hoa

Xương rồng là loại cây rất được ưa chuộng để trang trí nhà cửa và văn phòng nhờ vào vẻ đẹp độc đáo cùng khả năng dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để xương rồng phát triển khỏe mạnh và đẹp mắt, bạn cần áp dụng một số bí quyết chăm sóc đúng cách và hiệu quả dưới đây.

Lựa chọn chậu và đất trồng 

Tùy thuộc vào kích thước và hình dáng của cây mà chọn chậu có kích thước phù hợp. Vì rễ xương rồng không phát triển sâu nên có thể sử dụng chậu nông, sâu khoảng 10 cm. Chọn chậu có đường kính rộng hơn thân cây để cây có không gian phát triển. Bên cạnh đó, nên chọn chậu có lỗ thoát nước để tránh ngập úng và duy trì độ ẩm cân bằng cho đất.

Sau khoảng 6 tháng đến 1 năm, nên thay chậu xương rồng vào chậu lớn hơn để cây có đủ không gian và dinh dưỡng phát triển tốt. Nếu chậu quá nhỏ, cây có thể bị thiếu dinh dưỡng, kìm hãm sự phát triển và thậm chí có thể chết. 

Về đất, bạn nên sử dụng loại đất có khả năng thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ và có độ pH phù hợp (thường từ 6-7). Đất cần phải tơi xốp, thoát nước tốt để tránh tình trạng úng, bởi hầu hết các loại cây xương rồng đều chịu hạn rất tốt.

Xương rồng không đòi hỏi khắt khe về loại đất, nhưng đất được trộn kỹ với các nguyên liệu giàu dinh dưỡng sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Hãy trộn đất thịt với một ít sỏi, cát, xơ dừa và bón thêm nitơ và phốt pho.

Để xương rồng phát triển tốt, nên chọn chậu có kích thước phù hợp và sử dụng loại đất tơi xốp, dễ thoát nước (Ảnh: bTaskee)

Chú ý ánh sáng và không khí

Các loài cây thân mọng và xương rồng đều rất ưa sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời vào buổi sáng. Để cây phát triển tốt nhất, bạn cần cung cấp ít nhất 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp mỗi ngày, tương đương với việc phơi nắng cây khoảng 6 giờ mỗi ngày.

Đối với hạt mới nảy mầm hoặc cây xương rồng con, điều kiện ánh sáng cần được điều chỉnh phù hợp. Trái ngược với cây trưởng thành, những cây non cần tránh ánh sáng trực tiếp, chỉ nên phơi nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ mỗi ngày.

Việc phơi nắng cho xương rồng cảnh cần được thực hiện đều đặn và thường xuyên, tốt nhất là mỗi ngày. Nếu thỉnh thoảng mới đem cây ra phơi nắng trực tiếp trong 6 giờ, có thể dẫn đến hiện tượng cháy da cây, gây ra các vết nám vàng nâu hoặc đen trên thân.

Xương rồng cảnh vốn sống trong điều kiện không khí thoáng đãng, mênh mông ở hoang mạc và savan, nên không thích những không gian chật hẹp và bí bách. Bạn nên trồng chúng gần cửa sổ, ban công hoặc trên sân thượng. Nếu trồng trong nhà hoặc trong phòng, cần thường xuyên mở cửa đón gió hoặc sử dụng quạt thông gió.

 Để cây phát triển tốt nhất, bạn nên phơi nắng cây khoảng 6 giờ mỗi ngày (Ảnh: Eva)

Cách tưới nước cho xương rồng

Xương rồng là loại cây cảnh rất phù hợp với môi trường khô hạn như sa mạc, vì vậy việc tưới nước đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cây. Tưới quá nhiều nước có thể làm cây bị úng, nhưng nếu để cây khô quá lâu cũng có thể làm cây yếu và héo. Nên sử dụng nước có độ pH trung bình, chẳng hạn như nước mưa hoặc nước máy, để tưới cho xương rồng.

Lượng nước và tần suất tưới nên được điều chỉnh theo môi trường sinh trưởng, thời tiết, loại chậu, loại xương rồng và các yếu tố khác tại thời điểm đó. Chỉ tưới khi quan sát thấy đất đã khô hoàn toàn. Lượng nước tưới mỗi lần cũng nên đủ để nước ngấm vào rễ, khoảng 3/4 chậu.

Lưu ý nhiệt độ thích hợp

Trong môi trường sa mạc tự nhiên, cây xương rồng có khả năng tồn tại và chịu đựng trong khoảng nhiệt độ khắc nghiệt từ 10 độ đến 50 độ, với sự thay đổi liên tục giữa ngày và đêm. Tuy nhiên, khi trồng xương rồng trong nhà, bạn nên duy trì nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15 độ đến 28 độ để cây có thể phát triển tốt. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể khiến cây ngừng phát triển và trở nên yếu ớt.

 Bạn nên duy trì nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15 độ đến 28 độ để cây có thể phát triển tốt (Ảnh: aFamily)

Bón phân và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây

Sau một vài tháng thay đất và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, điều này sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và phát triển tối ưu, đồng thời ngăn ngừa sâu bệnh và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

Trong mùa sinh trưởng, cây xương rồng cần nitơ (N) để phát triển thân, kali (K) để phát triển hoa và quả, và phốt pho (P) để phát triển rễ. Ngoài ra, cây còn cần một số nguyên tố vi lượng khác để phát triển toàn diện.

Phòng trừ sâu bệnh

Mặc dù xương rồng ít bị sâu bệnh hại tấn công, nhưng vẫn có nguy cơ bị thối gốc hoặc bị rệp sáp xâm hại nếu không chăm sóc và phòng trừ đúng cách.

Rệp sáp gây hại bằng cách bám vào thân cây và hút nhựa, dẫn đến phát triển chậm của cây. Để phòng trừ rệp sáp, bạn có thể sử dụng thuốc tím để diệt rệp, rải quanh gốc cây xương rồng.

Khi phát hiện cây xương rồng bị thối gốc (biểu hiện là các vết đốm màu xám hoặc nâu đen chứa nước trên thân gần gốc), bạn nên nhổ bỏ và tiêu hủy cây ngay để ngăn ngừa lây lan. Trước khi trồng cây, chọn đất không có nấm bệnh và khử trùng các dụng cụ trồng bằng cồn 70%. Ngoài ra, thực hiện phun thuốc Daconil 0.1% định kỳ để phòng trừ các bệnh nấm hại cây.

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.