Cách chăm sóc Lan Hồ Điệp trong nhà khỏe mạnh, tươi lâu

Nhiều người thường cho rằng một loài hoa tinh tế và rực rỡ như Lan Hồ Điệp sẽ rất khó trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, thực tế nếu bạn biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật, loài lan này vẫn có thể phát triển tốt ngay cả trong môi trường trong nhà.

Cách chăm sóc Lan Hồ Điệp trong nhà

Cách tưới nước cho Lan Hồ Điệp trong chậu

Tưới nước cho cây là một một trong những bước quan trọng nhất trong chăm sóc Lan Hồ Điệp trong nhà. Hơn nữa, đây còn là loài cây đơn thân với diện tích bốc hơi lớn ở lá, vì vậy cần được cung cấp đủ nước. 

Thường thì nên tưới nước mỗi ngày một lần, nhưng lượng nước cần tưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, thời tiết và giai đoạn phát triển của cây. Vì thế, cần kiểm tra trước khi tưới để điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

Thời gian lý tưởng để tưới nước cho Lan Hồ Điệp là vào buổi sáng, tránh tưới vào buổi chiều. Cần lưu ý xem xét nhu cầu nước của cây và loại giá thể sử dụng. Chỉ nên tưới nước vào gốc, tránh tưới vào hoa và lá.

Hiện nay, người chơi hoa thường sử dụng các loại giá thể như đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, và than củi vì chúng giữ ẩm tốt. Do đó, không nên tưới quá nhiều nước vì giá thể quá ẩm có thể gây thối rễ.

 Ảnh: Hoalan360

Độ ẩm thích hợp khi trồng Lan Hồ Điệp

Lan Hồ Điệp cần độ ẩm từ 50 - 80%. Nếu độ ẩm trong môi trường thấp hơn, bạn có thể sử dụng màn che để giảm thiểu sự thoát nước của cây. Hoặc, bạn có thể thêm nước và một ít sỏi hoặc đá cuội vào chậu để duy trì độ ẩm lý tưởng. 

Trong quá trình chăm sóc, nếu thấy cây có dấu hiệu héo rũ, bạn nên di chuyển cây đến vị trí khác hoặc điều chỉnh tần suất tưới nước cho phù hợp.

Ánh sáng và vị trí trưng hoa Lan Hồ Điệp

Một lưu ý quan trọng khác trong cách chăm sóc Lan Hồ Điệp trong nhà là ánh sáng. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển và ra hoa của cây. Đối với những chậu Lan mới trồng, bạn nên sử dụng lưới che hai lớp, vì ánh sáng quá mạnh có thể làm héo lá, giảm sức sống và hạn chế khả năng ra hoa. 

Khi cây bắt đầu phát triển tốt, bạn chỉ cần giữ lại một lớp lưới che để cây có đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp. Thỉnh thoảng, bạn nên dùng vải ướt để lau bụi trên lá, vì bụi có thể cản trở lá tiếp nhận ánh sáng.

 Ảnh: Vườn An Nam

Bổ sung chất dinh dưỡng bằng phân bón

Lan Hồ Điệp cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Việc bón phân nên thực hiện với tần suất từ 2 đến 4 tuần một lần và sau khi bón phân, cần tưới nước cho cây. Nên bón phân vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh bón vào lúc trời nắng nóng.

Nếu áp dụng đúng các kỹ thuật chăm sóc hoa Lan, độ bền của hoa có thể kéo dài từ 8 đến 10 tuần, thậm chí lên đến 12 tuần. Thời gian thưởng thức hoa sẽ lâu hơn rất nhiều so với khi không áp dụng kỹ thuật chăm sóc đúng cách.

Mẹo chăm sóc Lan Hồ Điệp tươi lâu và nhanh ra hoa

Cách chăm sóc Lan Hồ Điệp trong nhà tươi lâu và nhanh ra hoa:

  • Duy trì lịch tưới nước phù hợp.

  • Cắt tỉa các cành và hoa héo. Việc cắt bỏ những cành, lá và hoa đã héo giúp cây tiêu hao ít năng lượng hơn, từ đó tập trung vào việc phát triển. Điều này cũng giúp duy trì hình dáng và vẻ đẹp tự nhiên của cây.

  • Khi cây lớn hơn, bạn nên chuyển cây sang chậu lớn hơn để cung cấp nhiều không gian phát triển, giúp cây tạo ra nhiều hoa hơn. 

  • Tránh di chuyển cây đột ngột để không ảnh hưởng đến môi trường ánh sáng và nhiệt độ mà cây đã quen thuộc. 

  • Không nên thay chậu khi lan đang nở hoa.

  • Cắm một chiếc cọc vào chậu và nhẹ nhàng gắn những chiếc kẹp nhỏ để hỗ trợ thân cây khi hoa bắt đầu nở.

 Ảnh: Monrovia

Các dấu hiệu đặc biệt nhận biết tình trạng của cây

Lan Hồ Điệp thường mắc phải một số bệnh thường gặp sau:

  • Lá chuyển sang màu xanh đậm hơn so với ban đầu: Đây là dấu hiệu cây thiếu ánh sáng. Hãy di chuyển cây ra gần nơi có ánh sáng tự nhiên hơn.

  • Lá ngả vàng, xuất hiện đốm nâu - vàng: Điều này cho thấy cây nhận quá nhiều ánh sáng hoặc bị cháy lá do ánh sáng trực tiếp. Hãy đưa cây vào vùng râm mát để cây hồi phục.

  • Lá chuyển màu vàng, rụng lá, thân cây chuyển vàng từ trên xuống, thiếu hoa: Cây có thể bị thối rễ. Hãy lấy cây ra khỏi chậu để kiểm tra tình trạng rễ và có biện pháp chăm sóc phù hợp.

  • Lá xuất hiện những chấm nhỏ màu đen - nâu, ban đầu ở mặt dưới lá, sau đó lan lên mặt trên và dần loang to, lá chuyển sang màu vàng: Đây là dấu hiệu cây bị nhiễm nấm. Cần cắt bỏ một phần hoặc cả lá và áp dụng biện pháp chăm sóc và phun thuốc đặc trị.

Cách phòng tránh các vấn đề thường gặp khi chăm sóc Lan Hồ Điệp trong nhà

Lan Hồ Điệp thường gặp một số bệnh phổ biến sau:

Thối lá: Lá bị thối thường có màu khác so với những lá bình thường, có thể đậm hoặc nhạt hơn. Lá thường mềm nhũn, có mùi và vết thối có thể lan rộng. Bạn cần dùng dao hoặc kéo sắc để cắt bỏ phần lá bị thối, khoảng 2cm xung quanh khu vực bị thối, thậm chí có thể phải bỏ hẳn chiếc lá đó. Đặc biệt, dao kéo phải được sát trùng trước và sau khi cắt để tránh lây bệnh sang các cây khác. Vết cắt cũng cần được sát trùng và để cây ở nơi thông thoáng để nhanh lành.

Thối ngọn: Đây là bệnh nghiêm trọng hơn thối lá. Vào mùa xuân, mầm non của Lan Hồ Điệp thường bị thối do nước đọng qua đêm. Bạn phải cắt bỏ phần thân bị thối cho đến khi không còn vết đen.

Thối rễ: Rễ bị thối sẽ làm cây không thể hút nước và trao đổi chất dinh dưỡng. Bạn cần cắt bỏ rễ thối, rửa sạch và ngâm với thuốc kích rễ N3M, sau đó để ráo và trồng lại cây.

Nấm: Bệnh nấm khá phổ biến ở Lan Hồ Điệp. Cây nhiễm nấm thường có những chấm nhỏ màu nâu đen trên lá, lá chuyển màu vàng và xuất hiện vết loang ở mặt dưới. Khi gặp hiện tượng này, bạn cần cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lá bị nhiễm và phun thuốc diệt nấm để xử lý.

 Ảnh: Lan Hồ Điệp

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.