Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà hiệu quả, tránh sâu bệnh

Cây lưỡi hổ không chỉ được yêu thích bởi yếu tố phong thuỷ, trang trí mà còn là một loại cây lọc không khí hiệu quả. Nếu biết cách chăm sóc, cây lưỡi hổ sẽ nhanh lớn, ra nhiều chồi non và ra hoa.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà khá đơn giản và không hề khó khăn, bạn có thể tham khảo và làm theo những hướng dẫn dưới đây: 

Cách tưới cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ không yêu cầu lượng nước lớn nên chỉ tưới khi lớp đất trên bề mặt khô hoàn toàn hoặc khi cảm thấy chậu nhẹ, trung bình chỉ tưới khoảng 1 lần/tuần.

Dưới đây là một số mẹo tưới cây lưỡi hổ trong nhà đúng cách:

  • Sử dụng nước ở nhiệt độ phòng để tưới cây.

  • Nếu có thể, hãy sử dụng nước cất hoặc nước mưa. Nếu phải sử dụng nước máy, hãy đợi ít nhất 48 giờ để loại bỏ clo, flo và các chất khác.

  • Chỉ tưới nước lên bề mặt đất, tốt nhất là bên ngoài chậu. Không nên tưới trực tiếp lên tán lá. Nếu nước vô tình dính vào lá, hãy lau khô ngay lập tức bằng khăn hoặc giấy để tránh tích tụ nước trên lá. Nước đọng lại trên lá có thể khiến cây bị tích nước, lâu dần khiến cây bị chết. 

Ảnh: Shop Monstera 

Ánh sáng cho cây

Cây lưỡi hổ là cây có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà hoặc ngoài trời nhờ khả năng chịu được điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, vị trí tốt nhất vẫn là gần cửa sổ hoặc nơi râm mát.

Nếu không có đủ ánh sáng tự nhiên, bạn có thể đưa cây ra ngoài 1-2 lần mỗi tuần vào những ngày khô ráo và kết hợp với việc tưới nước để đảm bảo cây phát triển mạnh khoẻ.

Ảnh: Space T 

Đất trồng và phân bón chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Cây lưỡi hổ không thích ẩm ướt, do đó đất trồng cần phải được làm tơi xốp và dễ thoát nước để tránh việc nước đọng lại trong chậu, làm hư tổn phần gốc. Bạn có thể trộn đất, cát, trấu và mùn hoặc phân hữu cơ với tỷ lệ 3:1:1:1 để làm đất trồng nuôi cây. Ngoài ra, ưu tiên chọn chậu có thể thoát nước tốt như chậu vật liệu xốp hay đất nung để không làm thối rễ cây.

Khi bón phân cho cây, không cần sử dụng quá nhiều. Thay vào đó, hãy bón định kỳ 1 lần/tháng bằng phân bón cân đối như NPK 10-10-10. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phân chuồng để tăng cường dinh dưỡng cho cây. Tuyệt đối tránh việc bón phân vào mùa đông hoặc khi thời tiết quá nóng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. 

Ảnh: Bách hóa XANH 

Nhiệt độ thích hợp để chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Duy trì nhiệt độ trung bình cho cây trong khoảng từ 13 - 30 độ C, tránh nhiệt độ quá cao để không gây héo cây và nhiệt độ quá lạnh nhằm tránh làm chết rễ.

Những lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ mang lại lợi ích cho sức khỏe bằng cách thanh lọc không khí, nhưng chúng cũng chứa một ít độc tính có thể gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng nếu nuốt phải. Vì vậy, bạn nên đặt chúng cách xa tầm tay của trẻ em và thú cưng để đảm bảo an toàn

Lưỡi hổ đem lại lợi ích với sức khỏe với khả năng thanh lọc không khí nhưng có chứa một ít độc tính có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng nếu nuốt phải. Vì vậy,

Đồng thời, không nên cắt tỉa cây lưỡi hổ quá thường xuyên vì việc này không hỗ trợ cho quá trình sinh trưởng của cây mà còn có thể gây hại.

Ảnh: Cây trồng Nhà Nông 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.