Bật mí cách chăm sóc cây trầu bà trong nhà đơn giản, hiệu quả

Trầu bà là một trong những loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng nhất với khả năng thanh lọc không khí và tăng độ ẩm cho môi trường. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách chăm sóc cây trầu bà trong nhà đơn giản, hiệu quả nhất để giúp cây sinh trưởng tươi tốt và sống lâu hơn.

Cách chăm sóc cây trầu bà trong nhà giúp cây luôn tươi xanh

Trong số các loại cây cảnh có mặt trên thị trường hiện nay, trầu bà được xem là loại cây cảnh phổ biến thường được trồng trong nhà để trang trí nội thất, phong thủy và thanh lọc không khí.

Nhìn chung, loại cây này khá dễ trồng và chăm sóc, thích hợp với môi trường bóng râm, phát triển nhanh dưới điều kiện mát mẻ. Ngoài ra, cây trầu bà cũng là loại cây ưa nước và cần lượng nước đáng kể để nuôi dưỡng cả cây lẫn lá nên còn được áp dụng cách trồng thủy sinh.

Với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và khả năng leo bám tốt, cây trầu bà thường được coi là biểu tượng cho sự thịnh vượng và tiến bộ. Theo quan điểm phong thủy, việc trồng cây trầu bà trong nhà có thể mang lại tài lộc và thúc đẩy sự phát triển trong con đường sự nghiệp.

Tuy nhiên, để cây trầu bà phát triển khỏe mạnh, người trồng không chỉ phải đáp ứng các yếu tố kỹ thuật trồng cây, mà còn phải chú ý đến việc chăm sóc cây trong nhà hàng ngày.

Cùng tham khảo cách trồng cây đúng kỹ thuật cũng như cách chăm sóc cây trầu bà trong nhà đơn giản, hiệu quả sau đây để giúp cây này luôn tươi tốt và góp phần giúp cho không gian sống của bạn trong lành hơn.

Hướng dẫn trồng cây trầu bà trong nhà đúng kỹ thuật

Nếu như vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo chi tiết cách trồng cây trầu bà trong nhà sau đây để đảm bảo quá trình sinh trưởng của cây diễn ra thuận lợi nhất:

1. Cách trồng cây trầu bà trong chậu treo

- Để trồng cây trầu bà trong chậu treo, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ sau: nhánh trầu bà làm giống, chậu treo, đất tơi xốp và phân hữu cơ.

- Bước đầu tiên, trộn đều đất tơi xốp với một ít phân hữu cơ hoặc xơ dừa và đổ vào chậu treo đã chuẩn bị sẵn.

- Tiếp theo, cắt một nhánh trầu bà có độ dài khoảng 10cm, đảm bảo nhánh cây khỏe mạnh và xanh tốt, không bị sâu bệnh. Sau đó, cắm nhánh cây vào đất trong chậu treo.

- Sau khi hoàn thành, bạn hãy tưới một ít nước vào đất để cung cấp độ ẩm cần thiết cho cây phát triển tốt.

Lưu ý: Hãy đặt cây trầu bà ở vị trí có ánh sáng tự nhiên vừa đủ, không gian thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Ảnh: Monrovia.vn

2. Cách trồng cây trầu bà trong nước

- Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ gồm chậu thủy tinh hoặc bình thủy tinh, dung dịch thủy canh (bổ trợ dinh dưỡng cho cây trồng trong môi trường nước) và nhánh trầu bà tốt, khỏe.

- Đầu tiên, hãy đổ nước vào chậu thủy tinh, lượng nước nên ngập khoảng 2 đốt cây (tính từ gốc cây trầu bà).

- Kế đến, bạn sẽ hòa tan dung dịch thủy canh vào nước với tỷ lệ phù hợp theo hướng dẫn sử dụng cụ thể trên sản phẩm.

- Sau đó, cắt một nhánh của cây trầu bà sao cho vẫn giữ được rễ, vệ sinh cây sạch sẽ và đặt vào chậu nước đã chuẩn bị.

- Cuối cùng, chỉ cần điều chỉnh hình dáng để cây phát triển tự nhiên và vững chắc là bạn đã hoàn tất quá trình trồng cây trầu bà trong nước.

Ảnh: Shopee

Cách chăm sóc cây trầu bà trong nhà đơn giản, đúng cách

Ngoài việc đảm bảo cây được trồng đúng kỹ thuật, bạn cũng nên tham khảo các cách chăm sóc cây trầu bà sau khi trồng sau đây để cây phát triển mạnh mẽ và có tuổi thọ lâu hơn:

1. Tưới nước:

Cây trầu bà cần giữ mực nước ngập mặt, vì vậy bạn cần thường xuyên bổ sung nước ít nhất 2 lần/tuần cho cây. Để đảm bảo lượng nước bổ sung, bạn cần để rễ cây ngập đều trong dòng nước. Bạn cũng nên thường xuyên thay nước cho cây sau mỗi tuần hoặc khi thấy cây ra nước hơi vàng và úng rễ.

Khi tưới nước cho cây trầu bà, bạn cần chú ý để đất ngấm đầy đủ nước, đồng thời đảm bảo rằng rễ cây được duỗi ra để tiếp nhận nước tốt hơn.

Đây là loại cây ưa ẩm và không thể chịu hạn vì vậy bạn nên tưới nước ít nhất 2 lần mỗi tuần, đặc biệt khi đất bắt đầu khô. Trước khi tưới, bạn hãy kiểm tra độ ẩm của đất để tránh lượng nước dư thừa và sử dụng nước ở nhiệt độ phòng để tưới, tránh nước lạnh hoặc quá nóng có thể gây sốc cho cây.

Trong trường hợp trong cây trầu bà thủy sinh, bạn đừng quên thay nước trong chậu mỗi khoảng 1 tuần hoặc khi thấy nước trở nên đục và có mùi hôi để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho cây.

2. Tỉa cây trầu bà:

Một bước quan trọng khi chăm sóc cây trầu bà chính là thực hiện tỉa bớt những phần rễ già không còn phát triển tốt và đảm bảo vệ sinh bình cây. Việc loại bỏ lá úa vàng, lá úng nước sẽ giúp cây không bị ảnh hưởng bởi bệnh tật. Nếu cây trầu bà đã phát triển quá dày đặc, bạn có thể thực hiện cắt tỉa để tái tạo và nhân giống trong chậu mới.

3. Ánh sáng:

Như đã đề cập ở trên, cây trầu bà không phải loại cây thích ánh sáng mạnh, vì vậy bạn nên đặt cây ở vị trí có bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc đặt dưới ánh đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, bạn vẫn nên để cây ra ngoài vào buổi sáng khoảng 1 giờ/1 lần hàng tuần, điều này sẽ giúp cây phát triển tốt hơn và lá cây có màu sắc rực rỡ hơn.

4. Nhiệt độ:

Cây trầu bà phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 15 độ C đến 30 độ C. Để đảm bảo sức khỏe cho cây, bạn cần tránh để nhiệt độ môi trường xuống dưới 10 độ C vì có thể gây hại cho cây. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức 21 - 30 độ C sẽ giúp cây phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.

Ảnh: Shop Monstera

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cây trầu bà

Khi chăm sóc cây trầu bà trong nhà, bạn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây để giữ cho cây luôn khỏe mạnh và tươi tốt:

- Vệ sinh định kỳ: Việc thường xuyên dọn vệ sinh chậu cây để loại bỏ rong rêu, tảo và các vết bẩn nào sẽ giúp cây giữ được vẻ đẹp tự nhiên và tránh bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm mốc.

- Xử lý tình trạng sâu bệnh: Cây trầu bà rất ít bị sâu hại nhưng thỉnh thoảng hay gặp vấn đề ve, rệp, thối rễ… vì vậy bạn nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật để khắc phục tình trạng này.

- Kiểm tra và chăm sóc lá cây thường xuyên: Tình trạng lá cây trầu bà chuyển sang màu vàng hoặc nâu có thể xuất phát từ nguyên nhân khác nhau như ánh nắng mặt trời quá gay gắt, lượng phân bón không đủ hoặc nguồn nước không sạch. Theo đó, bạn cần theo dõi và điều chỉnh vị trí cây để tránh ánh nắng trực tiếp và thay nước đều đặn, cùng với việc bón phân đúng cách sẽ giúp lá cây hồi phục nhanh chóng.

- Điều chỉnh môi trường: Khi lá cây trở nên yếu và phát triển chậm, điều này có thể do nhiệt độ quá cao hoặc thấp, hoặc cây thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài việc đặt cây ở vị trí có ánh sáng nhẹ nhàng hơn, bạn nên chú ý bón phân định kỳ để cải thiện tình trạng này.

Ảnh: LoveToKnow

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.