LTS: Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Cách mạng Công nghiệp 4.0 không chỉ là một khái niệm, mà nó đã và đang diễn ra, cũng như có sức ảnh hưởng ngày các lớn đến cuộc sống của con người. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống, cách làm việc, cách giao tiếp, thậm chí là thay đổi cả hệ giá trị của con người.
Để có thêm những góc nhìn chân thực về sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam, chúng tôi xin gửi tiếp tới bạn đọc bài viết: "Cách mạng 4.0 hiện diện, con người 'đối diện'... robot" nằm trong loạt bài Cách mạng Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Robot dần dần thay thế con người
Năm 2004, Công ty may Thạch Bình đã đầu tư 125.000 USD cho máy cắt vải tự động, máy có thể cắt 1.000 sản phẩm/giờ, tự động thực hiện lệnh cắt thay vì phải mang sơ đồ xuống rập trên vải rồi cắt tay như trước đây.
Được biết, máy cắt vải tự động đã tiết kiệm được 20% thời gian, 10-15% chi phí sản xuất và 1/2 lượng nhân công.
Năm 2013, Vinamilk khánh thành một "siêu nhà máy" sữa ở Bình Dương. Nhà máy này có rất ít công nhân và chỉ có hệ thống sản xuất tự động cùng với robot.
Tại nhà máy, các robot tự hành (LGV) điều khiển toàn bộ quá trình, từ nguyên liệu dùng để bao gói tới thành phẩm, và có thể tự thay pin tại các máy sạc pin tự động mà không cần sự can thiệp của con người.
![]() |
Ngày 2/3/2017, diễn đàn “Hàng Việt Nam chất lượng cao và Khởi nghiệp", đại diện Công ty Gốm sứ Minh Long I cho biết nhờ tự động hóa sản xuất, đơn vị này đã giảm lượng nhân công từ 400 người xuống còn... 20.
Được biết, cuối năm 2015, Minh Long I đã nhập về 7 con robot với giá không dưới 40.000 euro/con. Tại đây, robot tạo dáng sản phẩm gốm sứ với độ chính xác rất cao trong khi đây là điều mà công nhân khó làm được.
Hay gần đây, thông tin về việc nhiều công nhân ở Công ty Cổ phần Bột giặt và hóa chất Đức Giang đã phải nghỉ vì đã có robot thay thế khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi nhà máy 100 công nhân thì chỉ còn 10-15 người.
Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã dùng 1.000 tay máy thay cho người lao động; cần 3 lao động cho việc vận hành 2 dây chuyền hàn dán; dây chuyền lắp ráp cần từ 18-22 người để sản xuất 2 triệu bộ đèn mỗi tháng thay vì cần đến vài trăm người như trước đây.
Một công nhân giám sát 10 robot làm việc
Ông Nguyễn Vương Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp chính xác VPIC, Khu công nghiệp Giang Điền (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) cho biết, hiện Công ty có gần 600 người làm việc bên trong khu xưởng rộng khoảng 200.000 m2, bao gồm cả công nhân và nhân viên văn phòng.
![]() |
Công nhân Công ty Công nghiệp chính xác VPIC đang lên khuôn cho robot làm việc. Mỗi công nhân giám sát 2 robot. Ảnh: Quang Nam - Tao Đàn |
Theo ông Long, số lượng công nhân ít gấp 2 lần như thế bởi vì mọi việc đều do máy móc tự, robot sản xuất trong khi công nhân chỉ thực hiện việc ráp khuôn, giám sát vận hành và điều khiển.
Theo quan sát của chúng tôi, tại xưởng khuôn mẫu sản xuất có 1 công nhân giám sát 10 robot làm việc; tại dây chuyền hàng thì 1 công nhân cũng giám sát, điều khiển 2 robot…
Mỗi khi thực hiện công đoạn sản xuất mới, Công ty Công nghiệp chính xác VPIC sẽ mời các chuyên gia từ Đài Loan sang đào tạo, hướng dẫn cho công nhân vận hành robot hay máy móc phù hợp.
![]() |
Công ty Công nghiệp chính xác VPIC là công ty đã đón đầu công nghiệp 4.0 trong sản xuất với robot thay thế con người. Ảnh: Quang Nam - Tao Đàn |
Trong quá trình sản xuất, nếu xảy ra sự cố đối với máy móc, robot thì người quản lý Công ty Công nghiệp chính xác VPIC sẽ kết nối các công cụ trò chuyện trực tuyến để trao đổi với các chuyên gia, từ đó giải quyết nhanh vấn để sự cố.
Theo ông Long, tại Đài Loan đã phê chuẩn chương trình “Dự án phát triển năng suất 4.0”. Chương trình này giúp củng cố chuỗi giá trị của sản xuất thông minh, sản phẩm cơ khí và dịch vụ cho ngành hàng không đạt đến con số doanh thu 5.200 tỉ USD/năm.
Nguy cơ mất việc
Những ví dụ nêu trên cho thấy cách mạng công nghiệp 4.0 đã hiện hữu ở Việt Nam từ khá lâu khi rất nhiều người lao động đã mất và có nguy cơ mất việc làm.
Uớc tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy có đến 86% nhân công các ngành dệt may, giày dép tại Việt Nam có nguy cơ mất việc khi xu thế tự động hóa trong ngành ngày một gia tăng.
Theo nhiều chuyên gia, cách mạng 4.0 không chỉ khiến nhiều lao động trình độ thấp thất nghiệp mà những lao động trình độ bậc trung cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những ngành gắn với lao động thủ công, tự động hóa sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, không riêng gì Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động sâu sắc đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới.
"Ở Việt Nam có 94% doanh nghiệp nhỏ, 2% là vừa và 2% là lớn. Ngoài ra, công nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng tay nghề thấp, lắp ráp và gia công là chủ yếu. Những lao động này có nguy cơ bị thay thế bằng người máy là rất cao.
Các nghề đơn giản sẽ bị thay thế trong khi những lao động sáng tạo trong các ngành như công nghệ thông tin, bác sĩ, giáo viên... thì chưa thể thay thế được ngay.
Tuy nhiên, người lao động phải chấp nhận đổi nghề hoặc học tập suốt đời... để thích ứng", TS Doanh cho biết.
Theo một chuyên gia kinh tế khác, nhiều doanh nghiệp, người lao động còn "thờ ơ, đủng đỉnh", thậm chí "ngại đầu tư, thay đổi" trước nguy cơ đang hiện hữu từng ngày, từng giờ.
![]() |
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, những ngành nghề gắn với lao động chân tay, sản xuất đồng loạt hoặc lao động mang tính lặp đi lặp lại sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc cách mạng 4.0.
Bên cạnh đó, một số ngành nghề khác gắn với tự động hóa, điều khiển hành vi như dệt may, lắp ráp điện tử... cũng bị ảnh hưởng. Còn một số nghề như bác sĩ, nghệ sĩ khó thay thế vì liên quan đến cảm xúc, trực giá của con người.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng chúng ta cần quan tâm đặc biệt tới việc đào tạo nguồn nhân lực; vẫn phải lo việc làm cho những người không có tay nghề nhưng phải chuẩn bị chuyển lao động sang nghề khác khi bị thay thế trong cuộc cách mạng 4.0.
Viễn cảnh thất nghiệp là không tránh khỏi Vừa qua, tại Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES đã diễn ra buổi tọa đàm “Sức mạnh Trí tuệ nhân tạo trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” do Tập đoàn VNPT phối hợp tổ chức. Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Tấn – Phó Tổng Giám đốc VNPT-Media cho biết, trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo được nhận định sẽ hiện diện ở khắp mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội với nhiều thành tựu khoa học đã, đang và sẽ được triển khai như xe tự lái, ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh, quản lý chính sách,… Với xu thế sử dụng trí tuệ nhân tạo, trong tương lai sẽ có nhiều nghề nghiệp mà ở đó viễn cảnh thất nghiệp là không thể tránh khỏi, số tội phạm công nghệ sẽ gia tăng, tỉ lệ phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia sẽ trở nên rõ rệt,… “Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn con người mà chỉ là vai trò hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn, đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Ở góc nhìn lạc quan, các chuyên gia đánh giá việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội phát triển của các quốc gia, giúp con người sáng tạo hơn trong công việc. Do đó, sử dụng trí tuệ nhân tạo nói riêng và công nghệ nói chung trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các doanh nghiệp”, ông Tấn cho hay. Trong tương lai sẽ có nhiều nghề nghiệp mà ở đó viễn cảnh thất nghiệp là không thể tránh khỏi. Theo ông Trần Nguyên Vũ – Giám đốc nhóm giải pháp phần mềm IBM Việt Nam, các ý tưởng công nghệ, cũng như trí tuệ nhân tạo cần được thương mại hóa, từ đó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và giúp các doanh nghiệp đứng vững trước Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chẳng hạn như một ứng dụng được phát triển có thể cải tiến năng suất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao thay vì thuần “con trâu, cái cày”, một giải pháp y tế cho người mắc ung thư toàn cầu hay một ứng dụng hỗ trợ du lịch đa tiện ích,… |
![]() |
Nông dân Việt chế robot: Israel thán phục, Nhật, Mỹ xếp hàng xin mua
Chuyện anh nông dân Phạm Văn Hát chưa qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào nhưng đã sáng chế ra nhiều sản phẩm máy ... |