Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì?

Sau những động cơ hơi nước, dây chuyền sản xuất, số hóa sản xuất... cả thế giới đã bắt đầu bước chuyển mình sang cuộc Cách mạng công nghiệp lần 4, có thể thay đổi mô thức sản xuất trên toàn thế giới.

Với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên 4 lĩnh vực chính:

Lĩnh vực kỹ thuật số, bao gồm: trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn.

Lĩnh vực vật lý, bao gồm: In 3D, Vật liệu mới, Robot cao cấp, xe tự lái.

Lĩnh vực công nghệ sinh học.

Lĩnh vực năng lượng tái tạo.

cach mang cong nghiep lan thu 4 la gi
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). (Ảnh PYMNTS)

CMCN IV đang là xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. Trong đó, một trong những công nghệ quan trọng được kể đến là Dữ liệu lớn (Big Data). Chính Dữ liệu lớn là cốt lõi để sử dụng và phát triển Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, cách thu thập và khai thác dữ liệu lớn sẽ tạo ra điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.

Và khung cảnh những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 hay hay công nghiệp thế hệ 4.0, chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật.

cach mang cong nghiep lan thu 4 la gi
Cách mạng công nghiệp thứ nhất diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Cách mạng Công nghiệp lần ba bắt đầu khoảng 1969, khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư bắt đầu vào đầu thế kỉ 21, tiếp sau những thành tựu lớn từ lần thứ 3 để lại, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, IoT, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới... (Ảnh Ecipe)

Những công nghệ mới này sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người.

Chẳng hạn khi robot và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu lao động hiện tại trên khắp thế giới rất có thể sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhất là nhóm nhân lực trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Theo một con số ước tính, khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa.

cach mang cong nghiep lan thu 4 la gi
Nhiều người lo lắng, hàng triệu người lao động trên thế giới sẽ mất công việc hiện tại vào hệ thống máy móc. (Ảnh Din.de)

Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng này sẽ có lợi cho tầng lớp giàu hơn là người nghèo, đặc biệt là những lao động trình độ thấp.

Giáo sư Klaus Schwab, sáng lập viên kiêm chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới đã nhận xét "Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức chưa bao giờ trong lịch sử lại có một thời điểm con người đứng trước cùng lúc nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế. Mối quan ngại của tôi là các lãnh đạo chính trị và kinh doanh có thể sẽ giữ lối tư duy quá cổ hủ hoặc quá ám ảnh với việc các đột phá công nghệ sẽ thay đổi tương lai loài người như thế nào."

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tại các nước phương Tây lại cho rằng, trong tương lai không xa, sản phẩm, con người và máy móc sẽ giao tiếp với nhau như trên mạng xã hội. Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà máy sẽ phải cung cấp các thiết kế tùy chỉnh và có khả năng thay đổi sản phẩm nhanh chóng; sử dụng IoT và các công nghệ khác để số hóa toàn bộ qui trình, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; hợp nhất mạng lưới sản xuất dùng giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) dựa trên Internet để nhân viên có thể làm việc thông qua mạng; dùng robot bán tự động làm việc bên cạnh con người để tăng năng suất và vẫn đảm bảo chất lượng; phân tích dữ liệu thu thập được về khách hàng để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số mới.

Như vậy, rất có khả năng các công ty, tập đoàn sẽ đưa sản xuất về lại nước mình, giành lại công việc từ các nước có giá nhân công thấp, như Trung Quốc. Đó là lý do tại sao CMCN IV đang được chính phủ các nước phương Tây quan tâm. Dễ dàng nhận thấy, CMCN IV chính là sự kết hợp và kế thừa thành quả của ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó với thế giới kỹ thuật số, đang là xu thế lớn trên toàn cầu, tạo động lực phát triển khoa học, công nghệ. Và chắc chắn, xu hướng này sẽ tác động lên mọi khía cạnh của nền kinh tế, chứng kiến sự suy giảm của các quốc gia phát triển chủ yếu vào khai thác tài nguyên, tăng cường vai trò chủ đạo của những nước chú trọng nền công nghệ sáng tạo.

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.