Nếu bạn là người vừa không thể chịu được thời tiết nóng bức của mùa hè, vừa ngại đối mặt với hóa đơn tiền điện “khủng”, hãy cùng tham khảo các cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện dưới đây và tìm ra phương pháp phù hợp cho chính mình:
Trên máy lạnh có khá nhiều chế độ vừa giúp làm lạnh nhanh vừa có khả năng tiết kiệm điện hiệu quả, gồm:
- Chế độ làm mát (Cool): Khi bật chế độ này, nhiệt độ phòng được giảm xuống nhanh chóng do máy nén làm việc liên tục để duy trì mức nhiệt ổn định. Khi độ lạnh đã đạt mức yêu cầu, máy sẽ tự động quay về chế độ bình thường, tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Dù quá trình làm việc của điều hòa cần có công suất điện cao nhưng lại mang đến hiệu quả tiết kiệm điện cho thiết bị trong ngày nắng nóng, đặc biệt là khi nhiệt độ đạt ngưỡng từ 36 độ trở lên.
- Chế độ làm khô (Dry): Đây là chế độ làm giảm độ ẩm trong phòng, thuận tiện nhất khi sử dụng vào thời điểm trời mưa ẩm ướt, độ ẩm trong không khí trong khoảng 60 - 70%. Khi sử dụng chế độ này, quạt và hệ thống của máy lạnh vẫn chạy nhưng không tỏa ra khí lạnh, nhờ đó máy lạnh không chỉ hút khí ẩm trong phòng để bầu không khí được mát mẻ, khô ráo hơn, đồng thời giảm công suất tiêu thụ điện. Hầu hết các dòng máy lạnh hiện nay đều được trang bị chế độ làm khô (Dry) và có biểu tượng là hình giọt nước trên màn hình remote điều khiển.
- Chế độ ngủ (Sleep): Chế độ ngủ thực chất là một chế độ tiết kiệm điện năng, bảo vệ sức khỏe người dùng và được thiết kế dành riêng cho máy lạnh khi vận hành vào ban đêm. Khi bật chế độ này, sau khoảng thời gian cố định được thiết lập, máy lạnh sẽ tự động tăng nhiệt độ lên để phù hợp với thân nhiệt của người sử dụng (thông thường là cứ sau 30 phút - 1 tiếng nhiệt độ sẽ tăng lên 1 độ). Bởi vậy, chế độ này giúp tiết kiệm điện năng tối đa và không gây hại cho sức khỏe, khắc phục gần như hoàn toàn hiện tượng bị lạnh lúc nửa đêm, từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
- Chế độ tiết kiệm năng lượng (Energy Saver Mode) hoặc quạt thông minh (Fan Smart Mode): Đây là hai chế độ giúp giảm đáng kể việc tiêu thụ điện năng của máy lạnh. Khi bật Energy Saver Mode hoặc Fan Smart Mode, mức nhiệt trong phòng đã giảm xuống dưới nhiệt độ cài đặt thì máy nén sẽ tắt để tiết kiệm điện. Đồng thời, các quạt trong máy sẽ được tự động bật/tắt khoảng 2 – 3 phút một lần để kiểm tra nhiệt độ xung quanh. Trường hợp nhiệt độ cao hơn mức đã cài đặt thì máy nén và quạt lại cùng lúc được bật lên. Nhờ đó, máy lạnh vẫn duy trì khả năng làm lạnh ổn định, đồng thời giúp giảm thiểu năng lặng tiêu thụ dư thừa giúp bạn tiết kiệm điện năng vô cùng hiệu quả.
Tính năng hẹn giờ bật - tắt của máy lạnh là một chức năng cho phép người sử dụng có thể chủ động cài đặt thời gian bật hoặc tắt máy lạnh theo ý muốn. Tính năng hẹn giờ tắt máy lạnh thường rất hữu ích khi sử dụng vào ban đêm. Việc làm này sẽ giúp bạn không bị thức giấc và ngủ ngon hơn, không cảm thấy quá lạnh, da không bị khô sau một đêm dài, không bị cảm lạnh,... và đặc biệt giúp tiết kiệm được lượng điện năng một cách đáng kể.
Chế độ hẹn giờ được điều chỉnh bằng remote, do đó vô cùng tiện lợi khi gia đình bạn thường xuyên có nhu cầu sử dụng máy lạnh vào một khoảng thời gian nhất định nào đó trong ngày. Hầu hết các dòng máy lạnh hiện nay đều được trang bị chế độ hẹn giờ bật/tắt và có thể điều khiển trên remote hoặc ứng dụng điều khiển từ xa qua smartphone.
Nếu chỉ bảo quản máy tốt thôi thì chưa đủ, để máy hoạt động hiệu quả, bạn nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Việc này có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn và tăng tuổi thọ của máy.
Số lần vệ sinh sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, nhưng theo các chuyên gia về điện lạnh thì nên vệ sinh máy khoảng 3 - 4 tháng/lần nếu sử dụng thường xuyên, 6 tháng/lần nếu dùng ít.
Trong quá trình vệ sinh định kỳ, lưới lọc bụi và cánh đảo gió sẽ được làm sạch, dàn nóng/lạnh, ống dẫn khí sẽ được kiểm tra. Nếu có bất kỳ bộ phận nào bị hư hỏng hoặc hoạt động yếu hơn thì sẽ được gợi ý thay đổi hoặc sửa chữa.
Nhiều người dùng thường hay bật máy lạnh trong một khoảng thời gian ngắn rồi tắt khi thấy phòng đã mát và bật khi nhiệt độ phòng nóng trở lại. Đây là một thói quen xấu gây hao phí điện năng và khiến cho tuổi thọ của thiết bị bị giảm đáng kể.
Trên thực tế, việc bật/tắt máy lạnh thường xuyên lại là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu tốn điện năng. Khi khởi động, máy lạnh phải hoạt động mạnh để máy nén, động cơ quạt và làm lạnh không khí vận hành trở lại nên tiêu tốn khá nhiều điện năng.
Vậy nên, việc liên tục bật/tắt máy lạnh trong một khoảng thời gian ngắn là việc làm không được khuyến khích. Chính vì thế, bạn nên tiến hành bật/tắt máy lạnh trước khi định ra khỏi phòng khoảng 30 phút và sau khi tắt máy bằng điều khiển từ xa, bạn ngắt luôn aptomat để tránh máy tiêu thụ điện ngầm.
Để máy lạnh có thể hoạt động một cách hiệu quả mà không gây tiêu tốn nhiều điện năng, bạn nên biết cách bảo vệ và che chắn cục nóng cẩn thận. Dàn nóng thường được đặt ở các vị trí ngoài ban công, tầng thượng của tòa nhà,... nên không thể tránh khỏi việc tiếp xúc và chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, như gió, mưa, bão, sấm chớp..., từ đó khiến máy bị hỏng hóc, hao mòn sau một thời gian sử dụng.
Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp bảo vệ hoặc che chắn cho dàn lạnh để thiết bị này luôn hoạt động đúng công xuất, tiết kiệm điện năng và tiền sửa chữa. Bạn có thể lắp đặt cục nóng ở ngoài trời và cách tường 30cm tại những vị trí có bóng mát, tránh ánh nắng mặt trời, hoặc che chắn bằng tấm bạt chống nhiệt để tăng tốc độ làm lạnh.
Ngoài các cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện ở trên, bạn còn có thể áp dụng 3 mẹo dưới đây để khiến căn nhà giữ mát được lâu hơn khi sử dụng thiết bị, như:
Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, việc thêm các lớp cách nhiệt cho tường nhà là rất cần thiết, nhất là những ngày thời tiết có thể lên đến hơn 40 độ C vào mùa hè. Làm thêm lớp cách nhiệt cho tường là giải pháp giúp giảm nhiệt cho căn phòng, cũng như đem lại hiệu quả chống nóng, đặc biệt là với những ngôi nhà hướng Tây hoặc xây ở vùng nhiệt đới nắng nóng.
Bên cạnh đó, lớp cách nhiệt còn giúp căn nhà trở nên mát mẻ hơn khi sử dụng máy lạnh. Do hơi lạnh ít thoát ra hoặc làm lạnh cho tường nên công suất làm việc của thiết bị sẽ giảm xuống, phòng cũng mát mẻ hơn. Đồng thời, giải pháp này cũng giúp bảo vệ nội thất ngôi nhà, tăng tuổi thọ của ngôi nhà.
Sử dụng rèm cửa là giải pháp chống nóng, cách nhiệt từ bên ngoài hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay. Ngoài ra, rèm cửa còn giúp tiết kiệm năng lượng và giữ lạnh (khi nhà bật máy lạnh) rất tốt nhờ có khả năng cách nhiệt cao. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rèm cửa có công dụng cách nhiệt mà bạn có thể lựa chọn như rèm hai lớp, rèm Roman, rèm gỗ, rèm sáo,...
Ron cửa thường áp dụng được dùng cho các loại cửa (cửa sổ, cửa chính, cửa hông,…), cụ thể là ở các khe hở của của, phổ biến nhất là tại chân cửa, mép cửa,… Phụ kiện này sẽ giúp bạn ngăn chặn bụi bẩn, côn trùng, tiếng ồn và đặt biệt là ngăn khí lạnh thoát ra ngoài các khe hở. Từ đó, không khí mát từ máy lạnh sẽ được giữ lại trong phòng, giúp căn phòng mát lâu hơn, thay vì thất thoát dần dần ra bên ngoài.
Trên đây là một số cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để tránh tình trạng “xót ví” mỗi khi thanh toán tiền điện.
Trên đây là những thông tin liên quan đến các cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện sao cho hiệu quả. Với tất cả những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn sẽ có thể tìm được giải pháp tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh tốt nhất cho bản thân và gia đình.