Cấm bán, tài trợ bia cho các hoạt động giải trí - thể thao: Khó khả thi!

Trong khi dư luận hiện nay đang ồn ào về việc cầu thủ - ngôi sao tuyển U23 Nguyễn Quang Hải mặc áo đội tuyển trong một clip quảng cáo bia thì Bộ Y tế tiếp tục đưa ra dự thảo (lần 2) về Luật Phòng, chống tác hại rượu bia trong đó quy định: “Không được tài trợ cho các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí”.
ca m ba n ta i tro bia cho ca c hoa t do ng gia i tri the thao kho kha thi
Cầu thủ Quang Hải quảng cáo cho bia Sư Tử Trắng. Ảnh: A.C

Trong khi dư luận hiện nay đang ồn ào về việc cầu thủ - ngôi sao tuyển U23 Nguyễn Quang Hải mặc áo đội tuyển trong một clip quảng cáo bia thì Bộ Y tế tiếp tục đưa ra dự thảo (lần 2) về Luật Phòng, chống tác hại rượu bia trong đó quy định: “Không được tài trợ cho các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí”.

Vấn đề này tiếp tục dấy lên tranh cãi bởi lâu nay các hoạt động giải trí, thể thao gắn liền với các sản phẩm bia.

Từ chuyện Công Phượng, Quang Hải quảng cáo bia

Các sản phẩm bia, đồ uống có cồn lâu nay gắn rất chặt với những hoạt động thể thao. Có thể kể những giải thể thao nổi tiếng như Heineken tài trợ cho quần vợt, bia Sài Gòn tài trợ cho hàng loạt các giải đá bóng phong trào. Hay mới nhất, giải bóng đá Cup QG.

Mới đây nhất, giải bóng đá Cup QG 2018 đã có tài trợ từ Cty TNHH MasanConsumerHoldings (MCH) với thương hiệu bia Sư Tử Trắng. Con số không được tiết lộ nhưng không thấp hơn 1 triệu USD. Tại lễ ký kết hôm 20.4.2018, Chủ tịch, TGĐ Cty VPF - Ông Trần Anh Tú cũng khẳng định: “Quan hệ hợp tác giữa Cty VPF và Cty Masan không chỉ dừng ở mục đích hỗ trợ cho sự phát triển của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, mà cao hơn, cùng với bóng đá, VPF sẽ đưa hình ảnh của nhãn hàng bia Sư Tử Trắng đến gần hơn với người hâm mộ môn thể thao vua trên cả nước”.

Còn đại diện MasanConsumerHoldings cũng chia sẻ rằng: “Sự hợp tác của hai bên cùng chung mục tiêu góp phần tạo bệ phóng cho bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ngày càng thăng hoa, thúc đẩy sự nghiệp thể thao nước nhà nói chung và sự phát triển của bóng đá Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế”.

Thế nhưng thương vụ này nhanh chóng gặp rắc rối khi Quang Hải - một cầu thủ được cho là “ngoan, sạch” - xuất hiện trong một clip ngắn quảng bá cho bia Sư Tử Trắng. Về luật thì không cấm nhưng việc một cầu thủ cầm cốc bia uống được cho là phản cảm và bị chỉ trích nhất là TVC trong quảng cáo đó, Quang Hải lại mắc áo giống y hệt áo ĐTQG U23.

Điều này y hệt các năm trước khi Công Phượng - cầu thủ đình đám với tuyển U.19 xuất hiện trong TVC quảng cáo bia Sài Gòn. Hay trước đó, cựu HLV tuyển Việt Nam ông Calisto từng quảng cáo bia Zorok.

Sẽ cấm bia tài trợ cho các giải thể thao?

Mới đây, Bộ Y tế tiếp tục lấy ý kiến về (lần 2) dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu - bia. Theo đó, Bộ Y tế đưa ra hai phương án: Phương án một, hoạt động tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia không được tài trợ cho các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí; không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia; không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ và không được có tên sản phẩm rượu, bia trên vật phẩm tài trợ. Phương án hai, quy định này chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định về địa điểm, phương thức, thời gian không được bán rượu bia bao gồm cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em, nơi làm việc của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trạm dừng nghỉ trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, không được bán rượu, bia bằng máy bán tự động, không được bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi, người đã có biểu hiện say rượu, bia.

Về thời điểm bán bia - rượu, Luật cũng quy định “Chỉ được bán rượu, bia trong khoảng thời gian sau: từ 11 giờ đến 14 giờ và từ 17 giờ đến 22 giờ hằng ngày trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch” với phương án 1 và “Chỉ được bán rượu, bia trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch”.

Đối với quy định không được tài trợ cho các hoạt động thể thao - giải trí, các chuyên gia makerting cho rằng, hiện tại thì đây là lĩnh vực chủ yếu trong hoạt động quảng bá. Nếu quy định này được ban hành thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

Mặt khác, nếu không cho các doanh nghiệp lĩnh vực bia rượu tài trợ cho thể thao thì gây khó khăn cho quá trình xã hội hóa thể thao bởi rất nhiều hoạt động trông vào khoản tiền tài trợ. Một lãnh đạo VPF - đơn vị quản lý giải Cup QG - với thương hiệu bia Sư Tử Trắng cho rằng: “Sẽ rất khó tìm nhà tài trợ nếu như không phải là một hãng bia”.

Trong đó, đơn vị tổ chức một giải bóng đá phong trào tại Hà Nội nhiều năm gắn bó với một thương hiệu bia lớn cũng than phiền rằng họ rất vất vả mới có được hợp đồng tài trợ, nếu rút đi thì chỉ có nước… vỡ giải.

Quy định “tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia không được tài trợ cho các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí” được cho là làm khó cả doanh nghiệp lẫn phong trào văn hóa, giải trí, thể thao đang cần nguồn để hoạt động.

Ý kiến về tài trợ, quảng cáo rượu bia: Không nên quá khắt khe với việc tài trợ, quảng cáo rượu bia.

PGS-TS Ngô Trí Long: Về mặt nguyên tắc, cần xem sự kiện được các DN sản xuất rượu bia tài trợ là sự kiện gì? Nếu là sự kiện đền ơn đáp nghĩa hay các sự kiện về cộng đồng thì không thể cấm, bởi DN cũng có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng trong các vấn đề an sinh xã hội.

Nếu DN tài trợ để phục vụ các sự kiện thì cần xem xét các sự kiện ấy là sự kiện gì? Nếu sự kiện chỉ nhằm phục vụ cho thương hiệu rượu bia là không được. Cũng không nên tài trợ bằng rượu bia. Nhưng nếu tài trợ bằng tiền, bằng các hiện vật đối với các sự kiện vì mục đích an sinh xã hội mà không được gắn tên DN sản xuất bia rượu là chưa thỏa đáng, bởi về Luật Quảng cáo, việc gắn tên này không vi phạm.

Còn nếu để đạt mục đích hạn chế rượu bia, thì có thể sử dụng các công cụ tài chính, áp dụng mức thuế cao. Các tài trợ cho sự kiện mà vì mục đích cộng đồng, an sinh, phúc lợi xã hội mà bị cấm là vi phạm.

Đại diện của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco): Chỉ nên hạn chế quảng cáo đối với rượu bia có nội dung quảng cáo hướng tới đối tượng tiêu dùng vị thành niên, cố ý dẫn dắt sai hướng hoặc không đúng sự thật, khuyến khích việc lạm dụng, uống quá mức kiểm soát gắn việc uống rượu bia với những hành vi bạo lực.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Tiến Thỏa - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam: “Việc quảng cáo bia rượu vượt quá mức độ cần phải cấm, nhưng cấm triệt để như dự thảo là không nên và không phải là biện pháp tốt nhất. Biện pháp bền vững hơn là điều chỉnh hành vi như điều chỉnh hành vi lạm dụng, quảng cáo sai sự thật về tác dựng của rượu bia, kích động sự ham muốn rượu bia... ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, dẫn dắt nguời tiêu dùng đến với rượu bia. Chúng ta cần điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức sử dụng bia rượu...”.

Ông Ích Nam đại diện một Cty truyền thông: Từ trước đến nay việc xã hội hoá các hoạt động xã hội đã được thực hiện nhiều. Vì không phải chương trình nào cũng đủ ngân sách để thực hiện. Do vậy, rất cần sự tham gia của các DN, đồng thời đây cũng là cơ hội để hỗ trợ các DN quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình và giảm chi ngân sách. Nếu cấm tất cả các hãng bia rượu không tham gia tài trợ cho các hoạt động này thì ảnh hưởng tới quy mô tổ chức của các hoạt động văn hóa thể thao giải trí.

Luật sư Nguyễn Đức Toàn: Tại Điều 7 của Luật Quảng cáo quy định rõ là cấm quảng cáo với các loại rượu có nồng độ cồn trên 150, cùng đó tại khoản 4 Điều 109 Luật Thương mại lại quy định không cấm quảng cáo thương mại rượu có nồng độ cồn dưới 300.

Do vậy, khi Bộ Y tế đề xuất Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia vô hình chung phải xây dựng thêm một bộ máy quản lý Nhà nước về việc thực hiện việc quản lý, kiểm soát và xử phạt các vi phạm trên. Cùng đó nếu 1 trong 3 phương án của Bộ Y tế được thông qua thì sẽ phải sửa lại Luật Thương mại và Luật Quảng cáo. Trong khi Chính phủ đang tinh giảm biên chế xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, gây khó khăn cho DN và đi ngược với chủ trương phát triển kinh tế của đất nước.

LAN HƯƠNG - ĐẶNG TIẾN - KHÁNH VŨ

ca m ba n ta i tro bia cho ca c hoa t do ng gia i tri the thao kho kha thi Bầu Đức: 'Tôi không biết vụ Quang Hải quảng cáo bia'

Bầu Đức khẳng định với tư cách Trưởng Ban Tài chính và vận động tài trợ của VFF nhưng ông không được báo cáo gì ...

ca m ba n ta i tro bia cho ca c hoa t do ng gia i tri the thao kho kha thi Thích 'tiền trảm hậu tấu', Facebook bị tố coi thường giới marketing Việt

Không chỉ thường xuyên tự ý khóa các tài khoản quảng cáo, Facebook còn bị cộng đồng Marketing tại Việt Nam đánh giá tệ về ...

ca m ba n ta i tro bia cho ca c hoa t do ng gia i tri the thao kho kha thi Sinh viên khiếu nại vì giáo dục ĐH Anh không như quảng cáo

Ngày càng nhiều sinh viên các trường ĐH Anh không hài lòng về cơ sở vậy chất, nội dung khóa học, chất lượng giảng dạy…

ca m ba n ta i tro bia cho ca c hoa t do ng gia i tri the thao kho kha thi Bùi Tiến Dũng ơi, giàu thì người ta ghét, nghèo thì người ta khinh, tập sống mạnh mẽ lên nào!

Đây là một xu thế phát triển tất yếu và giúp cải thiện phần nào đời sống cầu thủ Việt.

ca m ba n ta i tro bia cho ca c hoa t do ng gia i tri the thao kho kha thi Bùi Tiến Dũng: Khi vết xe đổ của 'Vua quảng cáo' Văn Quyến vẫn còn đó

Bùi Tiến Dũng có lẽ nên nhìn vào các bài học nhãn tiền từ quá khứ để cân nhắc lại những quyết định có thể ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.