Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) được kí vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, thay thế cho Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992 giữa 10 nước ASEAN.
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.
Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA.
Nguyên tắc cam kết: tất cả sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết cắt giảm thuế quan của từng nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm có cam kết cắt giảm thuế và cả những sản phẩm chưa cam kết cắt giảm thuế (sản phẩm chưa cam kết được đưa vào Biểu thuế sẽ nêu rõ là "chưa cam kết").
Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN - 6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) ngắn hơn các nước còn lại (nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam).
Trong ATIGA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế đối với phần lớn sản phẩm rau củ Chương 7, 8, 20 từ các nước ASEAN từ 2015.
Vì vậy, phần lớn sản phẩm rau củ từ ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam đều được miễn thuế nhập khẩu.
Chi tiết Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam thực hiện ATIGA giai đoạn 2018 - 2022
Theo nội dung trong ATIGA, các nước ASEAN 6 (bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) cam kết sẽ loại bỏ toàn bộ thuế quan với mặt hàng rau củ từ năm 2015, ba nước còn lại (Lào, Campuchia, Myammar) cũng cam kết xóa bỏ toàn bộ thuế quan với mặt hàng rau củ từ 2018, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Biểu cam kết cụ thể của từng nước ASEAN, tham khảo tại:
https://aecvcci.vn/tin-tuc-n1625/van-kien-hiep-dinh-thuong-mai-hang-hoa-asean-atiga-va-tom-tat.htm