Cấm tài xế uống rượu: 'Không phải vì ĐBQH uống rượu bia mà ngại bấm nút...'

Thực sự mà nói, các đại biểu đều hết sức phản đối việc tài xế sử dụng rượu bia,ma túy, chất kích thích gây ra những vụ tai nạn thảm khốc. Nhưng do Ban soạn thảo chưa giải mã thấu đáo, chứ đại biểu không phải vì mình uống rượu, bia mà không bấm nút thông qua.
Cấm tài xế uống rượu: Không phải vì ĐBQH uống rượu bia mà ngại bấm nút... - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (Đoàn An Giang).

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội sáng 4/6, về tình huống “hơn 200 đại biểu Đại biểu không đồng ý cấm uống bia “uống rượu không được lái xe” diễn ra tại nghị trường vào chiều 3/6, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (Đoàn An Giang, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội) cho rằng: “do Ban soạn thảo chưa giải mã thấu đáo, chứ đại biểu không phải vì mình uống rượu, bia mà không bấm nút thông qua”.

Bởi theo đại biểu Bộ, câu chuyện ở đây là giải pháp phòng chống của rượu bia chưa thấu đáo cho nên chưa thuyết phục được đại biểu. Chính vì thế cho nên kết quả mới giằng co.

“Cá nhân tôi, rất ủng hộ quy định đã uống rượu bia thì không lái xe. Bởi vì điều này gây ra những nguy hiểm cực kỳ đối với xã hội, trước hết đối với chính bản thân họ đã sau đó đối với xã hội.

Nhưng câu chuyện là điều 260 của Bộ Luật hình sự đã có quy định rồi, trong luật Giao thông đường bộ cũng có quy định,vậy thì câu chuyện ở đây có thuộc nội hàm của cái này không và nội hàm đến đâu thì ban soạn thảo chưa thuyết phục”, đại biểu Nguyễn Mai Bộ nói.

Liên quan đến nội dung này, đại biểu Nguyễn Hồng Vân, Phó đoàn Đại biểu tỉnh Phú Yên cho rằng: cả hai phương án mà Chính phủ đưa ra (đã uống rượu bia thì không lái xe; cấm lái xe khi nồng độ cồn vượt ngưỡng quy định) đều rộng quá, chính vì vậy làm cho đại biểu phân vân.

“Chứ như văn hóa của người Việt Nam chỉ đi ăn đám giỗ uống chút bia, rượu rồi đi xe đạp, xe máy về mà bị cấm thì không phù hợp lắm.

Cấm tài xế uống rượu: Không phải vì ĐBQH uống rượu bia mà ngại bấm nút... - Ảnh 2.

Hơn 200 đại biểu Quốc hội không đồng ý quy định "đã uống rượu thì không lái xe" trong đự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia

Hoặc cái ngưỡng cho đến bây giờ thì Luật giao thông đã quy định rồi, nhưng thực tế mà nói để ngăn chặn nó rất khó. Ví dụ việc người ta đi ăn đám giỗ, đám cưới mà cảnh sát giao thông đứng trực gần đó để rồi có bắt thổi để kiểm tra nồng độ cồn thì cũng khó cho người dân”, đại biểu Vân nói.

Vì thế, vị đại biểu dân cử tỉnh Phú Yên cho rằng đại biểu còn lưỡng lự. Và cần thiết “thảo luận, phân tích thêm và chọn giải pháp phù hợp sát hơn với văn hóa của người VN”.

“Thực sự mà nói, các đại biểu đều hết sức phản đối việc tài xế sử dụng rượu bia,ma túy, chất kích thích gây ra những vụ tai nạn thảm khốc. Nhưng theo tôi cần cân nhắc, có giải pháp tốt hơn để phù hợp hơn đối với điều kiện thực tế ở VN”, Phó đoàn đại biểu tỉnh Phú Yên nhấn mạnh.

Giải pháp được đại biểu Vân cho rằng đầu tiên giáo dục ý thức - đã uống rượu bia thì không nên tham gia giao thông. Bạn bè rủ đi nhậu thì không lái xe, bỏ xe ở quán… Đi đám cưới, giỗ thì sử dụng phương tiện công cộng.

“Việc đầu tiên giáo dục ý thức chấp hành giao thông của tất cả mọi người khi tham gia giao thông”, đại biểu Vân nói.

Giải pháp thứ hai, theo ông Vân là cần tăng mức xử phạt tiền lên đối với người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt ngưỡng, đồng thời bổ sung hình phạt ví dụ lao động công ích lên.

“Đánh vào danh dự của họ họ sẽ cảm thấy chùn bước, lần sau tham gia giao thông tốt hơn”, đại biểu Vân nói.

Trả lời câu hỏi, việc không luật hóa có khiến ông lo ngại thời gian tới các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu bia tiếp tục tăng lên, đại biểu Vân cho rằng “đại biểu chúng tôi cũng lo ngại điều đó. Tuy nhiên khi chưa đưa được vào luật thì ngoài những giải pháp tôi vừa nói ở trên, thì lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, xử phạt đối với người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt ngưỡng.

Song song với đó, phạt bổ sung lao động công ích theo tôi là hợp lý nhất”.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.