Một kỹ sư ôtô 62 tuổi ở tỉnh Bình Dương vừa chế tạo thành công chiếc trực thăng 'made in Việt Nam', đồng thời đã cho cất cánh và bay treo ổn định sau hơn 2 năm tìm tòi, nghiên cứu.
Video trải nghiệm thực tế chiếc trực thăng "made in Việt Nam" của kỹ sư ở Bình Dươnng
|
Ngày 13/9, kỹ sư ôtô Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã chứng minh việc chiếc trực thăng tự chế của ông đã được cất cánh và bay treo ổn định. |
|
Theo ông Hiển, chiếc trực thăng này được ông chế tạo thành công vào cuối tháng 9/2014, đây là chiếc trực thăng thứ 2 của ông tự mày mò chế tạo ra. |
|
Trước đó, vào năm 2012, ông từng chế tạo thành công chiếc trực thăng 2 cánh quạt quay đồng trục ngược chiều nhau, điều khiển bằng bánh lái dạng cánh bướm. Động cơ của chiếc trực thăng được chế tạo bằng động cơ của xuồng cao tốc.Tuy nhiên, chiếc trực thăng này không thỏa mãn được ước muốn của ông Hiển, mặc dù nó bay được. |
|
Sau hơn 2 năm tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, ông Hiển đã cho ra đời chiếc trực thăng thứ hai mang tên "Giấc Mơ" hiện đại và an toàn hơn rất nhiều so với chiếc cũ. Ông Hiển cho biết, chiếc trực thăng thứ hai này ngoài việc bay, cất cánh, hạ cánh nhẹ nhàng và rất êm mà kể cả khi gặp sự cố, chết máy đột ngột thì chiếc trực thăng vẫn nhẹ nhàng hạ cánh một cách an toàn tuyệt đối nhờ vận dụng “biến” cánh quạt thành một cái chong chóng nâng đỡ trực thăng khi rơi xuống. |
|
Theo kỹ sư ôtô 62 tuổi cho biết, chiếc trực thăng mới này có chiều dài 8,6m, cao 2,4 mét Chiều dài cánh quạt chính là 7,1 mét và chiều dài cánh quạt phía sau là 1,1 mét. |
|
Cận cảnh bên trong chiếc cánh quạt được làm từ hợp kim nhôm cao cấp. |
|
Thân máy cũng được làm từ hợp kim nhôm, kính chắn gió chịu lực. |
|
Các trục được làm bằng inox cao cấp. |
|
Để chiếc trực thăng tự chế có thể bay ổn định, ông Hiển cho biết mình đã bỏ ra khá nhiều chi phí thuê một công ty Đài Loan để đúc cánh quạt bằng nhôm cao cấp.
|
|
Máy bay sử dụng động cơ máy 170 mã lực (HP), động cơ này được nhập từ Mỹ (Nhật sản xuất, còn được sử dụng cho xe đua F1).
|
|
Hệ thống chuyển động số bằng dây cua-roa được thay bằng hộp số của xe ô tô (loại 16 chỗ).
|
|
Nhiên liệu được sử dụng cho trực thăng là xăng A92. Vận tốc tối đa khi bay của trực thăng đạt 200 km/giờ, trần bay dưới 500 m và tầm hoạt động liên tục trong 2 giờ khoảng 400 km. |
|
Theo chia sẻ của "cha đẻ" chiếc máy bay mang tên “Giấc mơ”, sản phẩm này có trọng lượng 390kg, chưa tính thùng nhiên liệu nặng 15kg và trọng lượng của phi công. Với động cơ hiện tại, thực tế máy bay có khả năng nâng tới 600kg, nhưng tổng trọng lượng nói trên hiện chỉ mới hơn 450kg.
|
|
“Tôi đã phải tập bay trong suốt 3 tháng qua mới có thể điều khiển được chiếc máy bay trực thăng tự chế, hoàn thành ước mơ cả đời của tôi”, ông Hiển chia sẻ. |
|
Ông Hiển cho biết, hiện ông đã gia nhập Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam đồng thời làm đề tài sáng chế khoa học để Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam đứng ra xin phép Bộ Quốc phòng để bay thử nghiệm chiếc trực thăng tự chế mang tên "Giấc mơ" của mình. |
|
Hiện tại, chiếc trực thăng tự chế của ông vẫn nằm trong gara sửa chữa ôtô của gia đình ông Hiển. Ước muốn lớn nhất của ông Bùi Hiển là sẽ được cấp phép bay thử nghiệm sau đó chiếc trực thăng có thể được đưa vào phục vụ trong nông nghiệp, khảo sát, quay phim, chụp ảnh và tìm kiếm cứu nạn. |