Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin

Cách TP Nha Trang khoảng 20km về phía Nam, trại chăn nuôi Suối Dầu đang nuôi đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á với hơn 70.000 chú chuột để bào chế vắc xin xinh phẩm y tế.
Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 1.

Chuột lang lông trắng dùng để nghiêm cứu khoa học và bào chế vắc xin.

Trại Chăn nuôi Suối Dầu thuộc Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang - IVAC tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa hằng năm nuôi khoảng 70.000 chú chuột nhắt và 5.000 chú chuột lang để phục vụ bào chế vắc xin và sinh phẩm y tế.

Đồng thời trại còn cung cấp chuột cho các trường đại học, cơ sở nghiên cứu làm vật thí nghiệm trong các nghiên cứu y học.

Kĩ sư Nguyễn Văn Minh - Trưởng Trại chăn nuôi Suối Dầu, cho biết hiện nay Trại đang nuôi khoảng 20.000 chuột nhắt, 2.000 chuột lang giống.

Hằng năm Trại cung cấp cho IVAC, các phòng thí nghiệm, các trường đại học khoảng 70.000 – 80.000 chú chuột nhắt và 4.000- 5.000 chuột lang. Chuột ở đây đều có nguồn gốc, xuất xứ từ Pháp, Nhật Bản…

"Khoảng một nửa sản lượng chuột nuôi được để phục vụ IVAC, một nửa còn lại được các trường như Đại học Y dược TP HCM, Y dược Huế, Cần Thơ, trung tâm dược liệu… trong cả nước.

Tuy là trại nuôi lớn nhất khu vực Đông Nam á nhưng thực tế trại cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cả nước. Do đó muốn có chuột thí nghiệm các trường, trung tâm phải đặt hàng trước để có thể giao đúng ngày, đúng độ tuổi và đúng trọng lượng. Chuột khi giao phải thậm chí đi bằng máy bay để kịp thời"- ông Minh cho biết.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 2.

Khu vực nuôi chuột trong trại chăn nuôi Suối Dầu được cách li hoàn toàn với khu vực lân cận để đảm bảo chuột luôn khỏe mạnh và không bị lây nhiễm.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 3.

Các ô nuôi chuột lanh được thiết kế khoa học để thuận tiện chăm sóc và làm vệ sinh.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 4.

Hệ thống nước uống tự động.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 5.

Thức ăn của chuột chủ yếu là cỏ và thức ăn do trại làm. Tất cả đều được kiểm nghiệm chặt chẽ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe đàn chuột.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 6.

Chuột con được nuôi chung với chuột bố mẹ. Chuột bố mẹ có trọng lượng khoảng 500g – 700g và không có đuôi, lông dày, mượt. Chuột lang có 2 giống, một giống đủ màu (nâu, xám, trắng, vàng, lông chuột…) mắt đen láy và một giống lông trắng muốt, mắt đỏ.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 7.

Theo kỹ sư Lê Thị Thu Hà - Phó trưởng Trại Chăn nuôi Suối Dầu, chuột ở đây được nuôi để phục vụ y học nên phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ khâu cho ăn đến khâu vệ sinh, phòng bệnh đều được giám sát liên tục và định kì nhằm đảm bảo nguồn "chuột sạch" không mang bất cứ mầm bệnh nào.Chuột phải đáp ứng 2 yêu cầu về trọng lượng và ngày tuổi.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 8.

Ở chuột lang đạt trọng lượng 200-240g khoảng 3 tuần tuổi thì được lựa chọn đem đi cách ly để theo dõi. Nuôi thêm 2-3 tuần chuột đạt trọng 280-330g thì đưa đi kiểm định để giao cho các phòng thí nghiệm. Còn chuột nhắt thì đơn giản hơn, sau khi cai sửa xong khoảng 3 tuần tuổi, đạt trọng lượng từ 14-18g thì có thể đem đi kiểm định.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 9.

Riêng chuột nhắt được nuôi trong các khay nhựa được lót trấu.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 10.

Do được chăm sóc tốt rất nhiều đàn chuột nhắt đẻ kỉ lục đến 14-15 chú chuột con.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 11.

Nhân viên ở trại thường xuyên chăm sóc đàn chuột một cách cẩn thận và khoa học, bởi nếu có sự cố dịch bệnh thì rất khó để gầy lại đàn chuột như hiện tại.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 12.

Kiểm tra tuổi sinh sản chuột bố mẹ.

Cận cảnh đàn chuột lớn nhất Đông Nam Á dùng để bào chế vắc xin - Ảnh 13.

Trại chăn nuôi Suối Dầu được nhà Bác học người Pháp A.Yersin thành lập năm 1896 với diện tích ban đầu là 500 ha và hiện nay đang quản lý sử dụng 115 ha. Khi mới thành lập, trại Suối Dầu là cơ sở cung cấp thức ăn cho đàn ngựa sản xuất huyết thanh trị bệnh dịch hạch tại Viện Pasteur Nha Trang của A.Yersin. Qua hơn một thế kỉ với nhiều biến cố của thời cuộc, trại Suối Dầu vẫn đứng vững và phát triển. Đây là cơ sở chăn nuôi súc vật thí nghiệm lâu đời và có qui mô nhất hiện nay tại Việt Nam và Đông Nam á.

TS. Dương Hữu Thái - Viện trưởng Viện IVAC cho biết những chú chuột ở đây được hiểu như một "thiên sứ", nếu không có chuột thí nghiệm thì không thể áp dụng các loại dược phẩm lên người.

Các loại chuột được đưa vào kiểm định độc tính (độ an toàn) và kiểm định hiệu lực (đáp ứng miễn dịch). Bất kì một loại vắc xin hay một loại dược phẩm nào muốn thử nghiệm độ an toàn đều phải nhờ đến chuột. Còn lí do vì sao dùng chuột làm thí nghiệm vì chuột là động vật dễ nuôi, dễ kiểm soát và sinh sản rất nhanh, đặc biệt là rất mẫn cảm, đáp ứng miễn dịch tốt.