Từ đàn gà Pháp đến vắc xin mang thương hiệu Việt

Việt Nam vừa công bố sản xuất thành công hai vắc xin cúm mùa và cúm H5N1 dựa vào công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi.
tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet Hơn 4.000 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng
tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet Việt Nam sản xuất thành công vắcxin cúm mùa và cúm H5N1

Chở gà bằng máy bay để bào chế vắc xin

Theo tiến sĩ Dương Hữu Thái - Viện phó Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Viện bắt đầu nghiên cứu 2 loại vắc xin từ năm 2005 sau khi đại dịch cúm A H5N1 bùng phát. Sau khi bào chế thành công vắc xin H5N1, đơn vị đã phát triển bào chế vắc xin cúm Mùa.

tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet
Đàn gà được IVAC nhập từ Pháp về Khánh Hòa đế lấy trứng sạch bào chế vắc xin. (Ảnh: Khải An)

“Hai vắc xin đều được bào chế dựa vào công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Để làm điều này phải có nguồn nguyên liệu trứng gà đạt tiêu chuẩn chất lượng dùng để sản xuất vắcxin sử dụng cho người.

Nếu trứng gà không sạch, vắcxin sẽ không đạt chất lượng tinh khiết để đưa vào cơ thể người”, tiến sĩ Thái cho biết.

Để có được trứng đạt chuẩn, nhóm nghiên cứu đã đi nhiều nơi để tìm nguồn nguyên liệu cũng như tìm kiếm giống gà đưa về nuôi dưỡng, đẻ trứng lấy phôi.

Tuy nhiên “xới tung” các trang trại gà ở Việt Nam, các nhà khoa học vẫn không chọn được vì chất lượng trứng cũng như giống gà không phù hợp với yêu cầu để thực hành các thí nghiệm lâm sàng tạo ra vắcxin.

Việc kiếm tìm nguồn nguyên liệu để bào chế vắc xin đã có lúc khiến các thành viên nhóm nghiên cứ tưởng chừng phải bỏ cuộc.

“Nhưng nhìn lại những thống kê tổn thất do dịch cúm A H5N1 gây ra và nghĩ đến nếu hình thành được vắc xin phòng bệnh cứu, chúng tôi đã có thêm động lực tiếp tục theo đuổi dự án”, tiến sĩ Thái nhớ lại.

tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet
Tiến sĩ Dương Hữu Thái - Viện phó Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã theo đuổi dự án bào chế 2 loại vắc xin cúm mùa và H5N1 từ những ngày đầu. (Ảnh: Khải An)

Không từ bỏ, sau một thời gian dài, nhóm nghiên cứu phát hiện có giống gà đặc chủng siêu trứng của Pháp tương đối phù hợp. Giống gà này cung cấp trứng có chất lượng và kích thước phù hợp sản xuất vắc xin.

Sẵn sàng cho các đại dịch

Sau khi khảo nghiệm, IVAC được Bộ Nông nghiệp cho phép nuôi và kinh doanh giống gà này tại Việt Nam. Vậy là, IVAC quyết định mua giống gà Pháp về thử nghiệm và được đưa về trang trại của IVAC ở Nha Trang nuôi dưỡng.

Gà giống vừa được một ngày tuổi đã lên máy bay vượt đại dương từ Pháp đến Việt Nam với giá mỗi con giống lúc bấy giờ có giá khoảng 200.000 đồng.

“Khi đàn gà mới về trung tâm chúng không hợp khí hậu nên thường bệnh và phát triển không như mong muốn. Chúng tôi phải dành nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi rồi lên phương án nuôi đàn gà hợp lý để có kết quả tốt nhất”, Tiến sĩ Thái nhớ lại.

tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet
Kiểm tra trứng gà. (Ảnh: Khải An)

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, đàn gà dần ổn định và phát triển tốt theo qui trình nuôi dưỡng bằng chế độ đặc biệt. Toàn bộ quy trình nuôi khép kín và được kiểm soát chặt chẽ về dịch bệnh, môi trường cũng như thức ăn.

Ngay cả nhân viên chăm sóc đàn gà, muốn vào trang trại phải tắm rửa sạch sẻ và đi qua nhiều lớp cửa để tiếp xúc với gà.

Sau 5 tháng chăm sóc, đàn gà bắt đầu đẻ trứng. Trứng được phân loại, những trứng có phôi (có trống) được cho vào máy ấp 11 ngày.

Lúc bấy giờ bên trong trứng hình thành phôi lẫn túi nước (dịch niệu đệm), các nhà khoa học bắt đầu tiêm virus cúm mùa và H5N1 vào phôi trứng.

“Quá trình nuôi cấy mất khoảng ba ngày, đến lúc virus phát triển bên trong túi dịch thì hút dịch chứa virus ra ngoài. Lúc này, chúng tôi bắt đầu tinh chế, lọc tách để lấy virus và dùng hóa chất để diệt virus.

Bản thân virus lúc này không còn khả năng gây bệnh song vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu. Chúng tôi dùng sản phẩm này để bào chế sản xuất ra vắc xin”, Viện phó IVAC giải thích.

tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet
Các nhà khoa học đã mất 10 năm trời để bào chế 2 loại vắcxin cúm mùa và H5N1. (Ảnh: Khải An)

Hiện, Viện có hai nhà nuôi 14.000 con gà sạch, cho ra đời 3 triệu quả trứng mỗi năm tương ứng với 3 triệu liều vắc xin được bào chế từ đây. Dự kiến năm tới, hai loại vắcxin cúm này được cấp phép lưu hành, giá trung bình 80.000 đồng đến 100.000 đồng một liều.

"Dịch bệnh là điều không ai muốn nhưng với phương tiện và con người hiện có khi dịch cúm mùa và H5N1 xuất hiện tại Việt Nam hoặc trong khu vực chúng tôi có thể cung cấp hàng chục triệu liều vắcxin", tiên sĩ Thái chia sẻ.

Ông Guido Torelli - Đại diện WHO cho biết, Việt Nam đã sản xuất được vắc xin cho thấy có thể tự chủ được nguồn vắc xin khi xảy ra dịch bệnh. "Sản xuất hai loại vắcxin này rất phức tạp, nhưng những người nghiên cứu đã tận dụng được những điều kiện tốt nhất để thành công", ông Guido Torelli đánh giá.

tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet
Hai vắc xin cúm mùa và H5N1 được Việt Nam bào chế thành công. (Ảnh: Khải An)

Ngày 25/9 IVAC công bố sản xuất thành công hai loại vắc xin cúm mùa và cúm H5N1 made in Việt Nam.

Hai vắc xin đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng với hơn 2.000 người 18-60 tuổi. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, Bộ Y tế, cũng đã nghiệm thu sản phẩm.

Hai loại vắc xin được đặt tên là IVACFLU-S phòng 3 chủng virus H1N1, H3N2, B và IVACFLU phòng chống cúm A/H5N1.

IVACFLU-S được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, không màu hoặc màu trắng mờ. Vắc xin dùng cho cả người lớn và trẻ em.

Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Nga - đại diện Tổ chức Quốc tế về Y tế Toàn cầu (PATH) đánh giá: "Hai vắc xin được sản xuất thành công sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong tương lai".

tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet Việt Nam công bố vắc xin cúm mùa và cúm H5N1 sau 10 năm nghiên cứu

Ngày 25/9, tại TP Nha Trang – Khánh Hòa, Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Bộ Y tế cùng nhiều đơn vị ...

tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet Việt Nam sản xuất thành công vắcxin cúm mùa và cúm H5N1

Hai loại văcxin thử nghiệm lâm sàng đều an toàn, đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh.

tu dan ga phap den vacxin mang thuong hieu viet Cúm dễ lây nhưng vẫn có cách trị

Chưa lúc nào mà nhiều chủng cúm nguy hiểm lại đe dọa người dân như hiện nay. Ở vùng biên giới phía Bắc, hàng loạt ...

chọn
Hình ảnh cầu Tam Tòa nối Nam Định - Ninh Bình sau 7 tháng thi công
Cầu Tam Tòa vượt sông Đáy trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sau 7 tháng thi công đã dần thành hình.