Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội

Theo Bộ GTVT, việc cho phép sử dụng một số gầm cầu vượt làm điểm trông xe hiện nay là “không có cơ sở pháp lý”.
Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 1.

Trả lời UBND TP Hà Nội về đề nghị tiếp tục cho phép sử dụng một số gầm cầu vượt làm điểm trông giữ xe, Bộ GTVT nêu rõ Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt. Đồng thời, đề nghị Hà Nội tiếp tục thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông.

Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 2.

Theo Bộ GTVT, tại điểm с, khoản 4, điều 18 Luật giao thông đường bộ quy định: "Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt". Cùng với đó, tại khoản 3, điều 22, nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định: "Chợ, điểm kinh doanh dịch vụ bố trí bãi dừng đỗ xe, nơi tập kết hàng hóa phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và tổ chức điểm đấu nối ra, vào đường bộ theo quy định".

Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 3.

Ngoài ra, bộ cũng ban hành thông tư số 35/2017/TT-BGTVT nhằm cụ thể hóa những quy định trên. Theo đó, tại khoản 3, điều 1 của thông tư quy định: "Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác. Đối với các vị trí gầm cầu đường bộ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời trước thời điểm có hiệu lực của thông tư này, khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng có trách nhiệm hoàn trả hiện trạng ban đầu và bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ".

Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 4.

Tại khoản 3, điều 1 của thông tư cũng nêu rõ: "Trường hợp hết thời hạn sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng tạm thời không thực hiện hoàn trả, cơ quan quản lý đường bộ xử lý theo thẩm quyền và thông báo cho UBND các cấp để tổ chức cưỡng chế, giải tỏa theo quy định". Do vậy, Bộ khẳng định: "Việc tiếp tục cho phép sử dụng gầm cầu vượt để làm điểm trông giữ xe và sửa đổi một số điều của thông tư 35 theo đề nghị của UBND TP Hà Nội là không có cơ sở pháp lý".

Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 5.

Theo ghi nhận của chúng tôi tại một số gầm cầu vượt như gầm cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng, Mai Dịch và Chương Dương đa số các cầu vượt đều đang diễn ra hoạt động trông giữ xe. Nơi trông giữ nhiều phương tiện nhất là gầm cầu Vĩnh Tuy, cả xe máy và ô tô được trông giữ tại đây với số lượng lớn dọc khắp gầm cầu phía nội thành Hà Nội.

Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 6.

Tại ngã cầu vượt đường Trường Trinh, cũng được tổ chức trông giữ xe với số lượng lớn. Đa số giá gửi xe ô tô tại các điểm rao động từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng.

Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 7.

Tại Dịch vọng, gầm cầu vượt luôn chật cứng các phương tiện cả ô tô và xe máy.

Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 8.

Hầu hết không gian tại gầm cầu được dùng để trông giữ xe.

Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 9.

Ghi nhận tại gầm cầu Chương Dương vào chiều 20/3, các điểm trông giữ xe đã không còn hoạt động. Gầm cầu thông thoáng.

Cận cảnh hoạt động các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu trước việc Bộ GTVT bác đề xuất của Hà Nội - Ảnh 10.

Các rào chắn và barie cũng được dựng lên để tránh các phương tiện tự ý đi lên vỉa hè phía gầm cầu Chương Dương.